Nhiều người lo ngại khi thấy mắt có gân đỏ. Vậy nguyên nhân gây ra hiện tượng này là gì? Mắt nổi gân đỏ có nguy hiểm không? Làm thế nào để giảm thiểu và khắc phục tình trạng này? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, thông tin hữu ích dưới đây.
- Vai trò của Kẽm và sự cần thiết của việc bổ sung Kẽm
- Hen suyễn: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị hiệu quả
Nguyên nhân của việc mắt nổi gân đỏ là gì?
Cô Trương Thị Thanh Nga, giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM – trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ:
Nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng mắt nổi gân đỏ là do mắc bệnh lý liên quan đến mắt, đặc biệt là viêm kết mạc hoặc xuất huyết dưới kết mạc.
– Viêm kết mạc Viêm kết mạc, hay còn được gọi là đau mắt đỏ, là một trong những bệnh lý phổ biến của mắt. Bệnh có thể do nhiễm vi khuẩn (như tụ cầu, phế cầu, liên cầu,…), virus (như virus Adeno hoặc Herpes), hoặc các yếu tố gây dị ứng gây ra. Khi bị viêm kết mạc, mắt sẽ có rất nhiều gân đỏ xuất hiện, đồng thời có các triệu chứng khác như sưng đau, ngứa rát, cộm mắt, chảy nước mắt và dịch, và suy giảm thị lực,…
– Xuất huyết dưới kết mạc là tình trạng mạch máu nhỏ dưới màng bị chảy máu không bình thường. Nguyên nhân có thể bao gồm chấn thương vùng mặt hoặc mắt, lặn sâu quá lâu dưới nước, rối loạn đông máu, thiếu vitamin C và K, và di chứng sau phẫu thuật tật khúc xạ.
Triệu chứng của mắt nổi gân đỏ do xuất huyết dưới kết mạc khác với viêm kết mạc bởi những gân máu to, số lượng nhiều nhưng không gây đau hoặc khó chịu. Mắt không có dấu hiệu tiết dịch hay chảy nước mắt, và không ảnh hưởng đến tầm nhìn.
Mắt nổi gân đỏ có nguy hiểm không?
Mắt nổi gân đỏ có vẻ sợ hãi nhưng đa số các trường hợp không quá nguy hiểm. Chỉ cần chăm sóc và vệ sinh mắt đúng cách, bệnh có thể khỏi nhanh chóng. Tuy nhiên, không nên coi thường khi gặp phải hiện tượng này.
Nếu mắt nổi gân đỏ do viêm kết mạc và không được điều trị chuyên khoa, có nguy cơ bị bội nhiễm và gặp nhiều biến chứng như nhạy cảm với ánh sáng, suy giảm thị lực, và chảy nước mắt không kiểm soát.
Ngoài ra, nếu mắt nổi gân đỏ do xuất huyết dưới kết mạc và nguyên nhân là do chấn thương, va chạm, hoặc các bệnh lý nền toàn thân như rối loạn đông máu, tiểu đường, cao huyết áp, bạn cần đến gặp bác sĩ để được hướng điều trị thích hợp.
Nên làm gì khi mắt nổi gân đỏ?
Dưới đây cô Trương Thị Thanh Nga chia sẻ thêm với sinh viên Cao đẳng điều dưỡng tphcm về việc nên làm gì khi mắt nổi gân đỏ:
Khi bạn phát hiện mắt nổi gân đỏ, đừng quá lo lắng. Thay vào đó, bạn nên chú ý đến vệ sinh mắt bằng nước ấm hoặc dung dịch muối sinh lý, và nghỉ ngơi, thư giãn mắt bằng cách nhắm nghỉ và tránh tiếp xúc quá nhiều với thiết bị điện tử. Đặc biệt, nếu mắt cảm thấy ngứa ngáy, nóng rát, bạn không nên dùng tay để gãi mà hãy dùng khăn mềm thấm nước ấm để lau nhẹ cho mắt.
Nếu mắt nổi gân đỏ kèm theo các triệu chứng khó chịu không giảm đi sau một thời gian, bạn nên đi khám bác sĩ để kiểm tra và có phương pháp điều trị thích hợp. Các phương pháp điều trị có thể bao gồm:
Sử dụng thuốc nhỏ mắt chứa thành phần chống dị ứng hoặc nước mắt nhân tạo nếu mắt bị viêm kết mạc do dị ứng.
Sử dụng thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc bôi mắt chứa kháng sinh nếu mắt bị viêm kết mạc do vi khuẩn.
Hướng dẫn cách chăm sóc và vệ sinh mắt, sử dụng nước mắt nhân tạo nếu mắt bị viêm kết mạc do virus hoặc xuất huyết dưới kết mạc.
Sử dụng thuốc giảm đau nếu mắt bị phù nề, sưng đau và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sinh hoạt.
Lưu ý: cần tuân thủ nghiêm ngặt liều dùng, cách dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Ngay cả khi triệu chứng đã giảm, bạn cũng cần tuân thủ lịch tái khám và kiên trì sử dụng thuốc theo hướng dẫn để điều trị bệnh hiệu quả, hạn chế tái phát và ngăn ngừa kháng thuốc. Nếu bạn gặp khó chịu khi sử dụng thuốc, hãy ngừng sử dụng và thông báo ngay cho bác sĩ để được tư vấn thêm.
Làm sao để phòng ngừa mắt nổi gân đỏ?
Để ngăn ngừa các bệnh lý mắt như mắt nổi gân đỏ, sưng đau, khó chịu và suy giảm thị lực, bạn có thể áp dụng những biện pháp sau đây:
Khi rửa mặt, đặc biệt chú ý vệ sinh mắt bằng cách loại bỏ ghèn và dịch ghèn trên mắt, đặc biệt sau khi ngủ dậy.
Rửa tay thường xuyên và tránh đưa tay lên chạm vào mắt, mũi, miệng,… Điều này đặc biệt quan trọng đối với trẻ nhỏ.
Hạn chế tiếp xúc lâu dài với các thiết bị điện tử vì ánh sáng xanh từ các thiết bị này có thể gây tổn hại cho mắt.
Để mắt được nghỉ ngơi và thư giãn, bạn có thể thực hiện các bài tập massage nhẹ nhàng cho mắt.
Bổ sung thực phẩm giàu vitamin A, C, E để nuôi dưỡng mắt khỏe mạnh.
Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân như khăn mặt, kính mắt, mỹ phẩm với người khác.
Đeo kính mát khi ra ngoài nắng, kính bơi khi đi bơi, kính bảo hộ khi làm việc hoặc tham gia các hoạt động thể thao.
Tránh lạm dụng kính áp tròng, chỉ đeo khi cần thiết và không đeo qua đêm khi ngủ.
Thực hiện kiểm tra mắt định kỳ để bảo đảm sức khỏe mắt luôn ổn định và có thể can thiệp, điều trị kịp thời khi có vấn đề.
Nếu có bất kỳ triệu chứng nào bất thường về mắt gây khó khăn khi nhìn, bạn nên đi khám mắt ngay lập tức.
Nguồn Tin y tế – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur