Thứ Hai – Chủ Nhật: 7:00 – 18:00

Loratadine_Thuốc chống dị ứng và những lưu ý khi sử dụng

Loratadine là thuốc giúp làm giảm hiệu quả các triệu chứng liên quan đến dị ứng như viêm mũi dị ứng, mày đày, mẫn ngứa, nhằm tránh gây ra biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Thuốc Loratadine

1. Loratadine là thuốc gì?

Loratadine là thuốc kháng histamin H1, có tác dụng chống dị ứng, làm giảm nhẹ các tình trạng triệu chứng dị ứng của viêm mũi, viêm kết mạc dị ứng do giải phóng histamim và thuốc còn có tác dụng chống ngứa, nổi mày đay liên quan đến histamin. Loratadine được sử dụng điều trị các triệu chứng dị ứng như ngứa mắt, mũi, ngứa cổ họng, ngưa do phát ban, mày đay, chảy nước mũi, chảy nươc mắt và hắt hơi.

Loratadin là thuốc kháng histamin 3 vòng có tác dụng kéo dài, bằng cách đối kháng chọn lọc trên thụ thể của histamine H1 ở ngoại vi và không có tác dụng trên thần kinh trung ương. Cho nên Loratadine không có tác dụng an thần, ngược với tác dụng phụ an thần của các thuốc kháng histamin H1 thế hệ thứ nhất.

Tuy nhiên, Loratadine không có cho tác dụng hiệu quả đối với trường hợp giải phóng histamin nặng như choáng phản vệ. Thuốc kháng histamin H1 không có hiệu quả trong điều trị hen.
Với liều điều trị thông thường, Loratadin không phân bố vào máu não, do đó không có tác dụng an thần, không gây buồn ngủ.

Do Loratadine có thời gian tác dụng kéo dài nên dùng ngày một lần, thời gian khỏi phát tác dụng nhanh. Tác dụng kéo dài của Loratadine là do thuốc phân ly chậm sau khi gắn với thụ thể H1 hoặc do tạo thành chất chuyển hoá có hoạt tính là Desloratadin (descarboethoxyloratadin).

Thuốc Loratadine không có tác dụng chữa nguyên nhân mà chỉ hỗ trợ giúp làm nhẹ bớt triệu chứng liên quan đến dị ứng. Bệnh viêm mũi dị ứng thường tái diễn được xem là bệnh mạn tính, để đạt hiệu quả trong điều trị thường phải dùng các thuốc kháng histamin H1 lâu dài và ngắt quãng và kết hợp với thuốc chống dị ứng khác như Glucocorticoid dùng theo đường hít và dùng kéo dài.
Có thể kết hợp Loratadin evới Pseudoephedrin hydroclorid để làm nhẹ bớt triệu chứng ngạt mũi trong điều trị viêm mũi dị ứng có kèm ngạt mũi

2. Các dạng thuốc và hàm lượng của Loratadine?

Loratadine được sản xuất trên thị trường với dạng thuốc và hàm lượng như:

Viên nén 5mg, 10mg
Viên nang 10mg
Viên nén nhai 5mg
Viên nén rã nhanh 10mg
Dung dịch uống, Sirô 5mg/5ml

Biệt dược Brand name: Clarityne

Biệt dược Generic: Lorytec, Loratadine Savi, SaVi Lora, Tiphallerdin, Loratadin Tipharco, Tibandex, Loratadin Pharbaco, Loravidi, Midiltec, Loratadine TVpharm, Loratadine-Mebiphar, Lorafast, Loratadin, Mediclary, Vaco Loratadine, Redtadin, Euvi Loratadin, Loratadin Euvipharm, Lomatel, Alorax, Dohistin , LoratadineSPM (ODT), Loratadin Traphaco, Caditadin, Lormeg, Pacifdine, Lorfast, Arclenxyl, Rinconad, Allerpa, Lotadin ODT, Clazidyne, Lohatidin, Clanoz, Natydine, Eftilora , Agilodin, A.T Loratadin, Bostadin, Loratadin VPC, Loratadin DCL, Ayale, Lorafar, Hamistyl, Sergurop, Loratadin Imexpharm, pms-Loratadin , Medi-Loratadin, Opelodil, Usalota, Usarad, Clamidin.

3. Thuốc Loratadine dùng cho những trường hợp nào?

Loratadine được chỉ định điều trị các triệu chứng dị ứng như hắc hơi, sổ mũi, ngứa mắt, ngứa cổ họng, ngứa mũi, ngứa và chảy nước mắt, viêm mũi dị ứng theo mùa, lâu năm, các triệu chứng của mày đay tự phát mãn tính.

Điều trị các tình trạng triệu chứng như viêm mũi dị ứng theo mùa, viêm mũi dị ứng dai dẳng, viêm kết mạc dị ứng, mày đay mạn tính vô căn, cảm lạnh, ngứa, phù mạch, các rối loạn dị ứng da.

Ngoài ra, Loratadine cũng giúp giảm tình trạng dị ứng ngứa, ban mẩn ngứa nổi trên da, nổi mề đay do dị ứng thức ăn hoặc thuốc.

Thuốc Loratadine

4. Cách dùng – Liều lượng của Loratadine?

Cách dùng: Loratadine dạng thuốc viên, dung dịch uống được dùng đường uống với nước lọc. Thời điểm uống thuốc có thể uống trước hay sau bữa ăn.
Viên nén dạng kết hợp Loratadine với Pseudoephedrin hydroclorid phải được nuốt nguyên cả viên mà không được bẻ, nhai hoặc hòa tan.
Liều dùng cho người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: 10 mg/lần x 1 lần/ngày.
Trẻ em 2 – 12 tuổi:
Trọng lượng cơ thể > 30 kg: uống liều 10 mg /lần x1 lần/ngày, dùng dạng viên nén hoặc sirô.
Trọng lượng cơ thể < 30 kg: uống liều 5 ml (1mg/ml)/lần x 1 lần/ngày, dùng dạng Sirô Loratadine 5mg/5ml. Trẻ dưới 2 tuổi: Khuyến cáo không được sử dụng thuốc Loratadine. Bệnh nhân suy gan nặng: Liều khởi đầu là 10mg/lần/ngày, cách 2 ngày dùng một lần cho người lớn và trẻ em có trọng lượng cơ thể > 30 kg.

Bệnh nhân suy thận nặng (Cl < 30ml/phút): Liều khởi đầu là 10mg/lần/ngày, cách 2 ngày dùng một lần cho người lớn và trẻ em trên 6 tuổi.
Tuy nhiên, liều dùng cụ thể tuỳ thuộc vào tình trạng và mức độ diễn tiến của bệnh, người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ về liều chỉ định và thời gian điều trị để đảm bảo an toàn và đạt lợi ích tốt nhất.

5. Cách xử lý nếu quên liều thuốc Loratadine?

Dược sĩ Liên thông Cao đẳng Dược TPHCM nếu người bệnh quên một liều Loratadine nên uống ngay khi nhớ ra trong ngày đó. Không dùng liều gấp đôi. Nếu gần đến thời điểm uống của liều tiếp theo, chỉ cần dùng liều tiếp theo vào đúng thời điểm đã lên kế hoạch điều trị.
6. Người bệnh làm gì khi dùng quá liều thuốc Loratadine?
Ở người lớn, khi uống quá liều viên nén Loratadin từ 40 – 180 mg, thường có những biểu hiện triệu chứng lâm sàng như buồn ngủ, nhịp tim nhanh, nhức đầu. Ở trẻ em, khi uống quá liều Loratadin vượt trên 10 mg, thường có biểu hiện ngoại tháp và đánh trống ngực.

Xử trí quá liều: Nếu người bệnh có bất kỳ triẹu chứng bất thường nào do quá liều, cần phải ngừng thuốc và đưa đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị triệu chứng và theo dõi tình trạng. Có thể gây nôn bằng siro Ipeca để tháo sạch thuốc còn ở dạ dày ngay. Dùng than hoạt sau khi gây nôn có thể giúp ngăn ngừa hấp thu Loratadine. Hoặc có thể tiến hành rửa dạ dày với dung dịch natri clorid 0,9% và đặt ống nội khí quản để phòng ngừa hít phải dịch dạ dày.

7. Những lưu ý thận trọng khi sử dụng thuốc Loratadine?

Không dùng Loratadine cho những trường hợp sau:

Người có tiền sử mẫn cảm với Loratadine hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.

Người bệnh dùng dạng kết hợp Loratadin và Pseudoephedrin trong khi người bệnh đang dùng và đã dùng thuốc ức chế MAO trong vòng 10 ngày.

Thận trọng khi sử dụng thuốc Loratadine cho những trường hợp sau:

Thận trọng với người bệnh có tiền sử suy gan.

Người cao tuổi, khi dùng Loratadine có nguy cơ gây khô miệng và tăng nguy cơ sâu răng.

Phụ nữ mang thai: Mặc dù chưa có dữ liệu nghiên cứu lâm sàng thuốc Loratadine gây ảnh hưởng cho thai nhi. Không dùng khuyến cáo dùng thuốc Loratadine cho phụ nữ mang thai. Nếu cần thiết chỉ dùng Loratadine trong thai kỳ với liều thấp và trong thời gian ngắn.

Phụ nữ cho con bú: Loratadine bài tiết qua sữa mẹ ở nồng độ nhất định, vì vậy khuyến cáo không Loratadine khi người mẹ trong thời gian cho con bú. Nếu cần thiết chỉ sử dụng Loratadine ở người cho con bú với liều thấp và trong thời gian ngắn.

Cần thận trọng với người đang lái xe và vận hành máy móc: Thuốc Loratadine có thể gây ra tác dụng không mong muốn như ngủ gà, mệt mỏi, chóng mặt.

Thuốc Loratadine

8. Thuốc Loratadine gây ra các tác dụng phụ nào?

Thường gặp: Khô miệng, đau đầu.
Ít gặp: Khô mũi, hắc hơi, chóng mặt, viêm kết mạc.
Hiếm gặp: Buồn nôn, nổi mề đay, choáng phản vệ, trầm cảm, tim đập nhanh, loạn nhịp nhanh trên thất, đánh trống ngực, chức năng gan bất bình thường.
Trong quá trình sử dụng thuốc Loratadine, người bệnh có bất kỳ biểu hiện bất thường nào nghi ngờ rằng do sử dụng thuốc Loratadine thì cần xin ý kiến chuyển gia y tế tư vấn để xử trí kịp thời.

9. Loratadine tương tác với các thuốc và thực phẩm nào?

Cimetidin, Ketoconazol, Erythromycin: Các thuốc này làm tăng nồng độ Loratadine trong huyết tương (Cimetidin làm tăng 60%, Ketoconazol làm tăng gấp 3 lần) khi được kết hợp chung với Loratadine, sẽ làm tăng tác dụng phụ gây hại của Loratadine.

Dược sĩ Cao đẳng Dược cho biết người bệnh đang dùng hoặc ngừng thuốc MAOI: Không dùng viên kết hợp Loratadine và Pseudoephedrine hydrochloride.

Tóm lại, tương tác thuốc với thuốc hay thuốc với thực phẩm có thể làm thay đổi hiệu quả điều trị của thuốc hoặc làm tăng tác dụng phụ nghiêm trọng hơn. Để đảm bảo an toàn và đạt lợi ích trong điều trị bằng thuốc Loratadine, người bệnh cần có tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ tư vấn và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc của nhà sản xuất.

Bảo quản Loratadine như thế nào?

Loratadine bảo quản thuốc theo hướng dẫn khuyến cáo của nhà sản xuất. Nhiệt độ bảo quản dưới 30°C, tránh ẩm, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp để đảm bảo giữ chất lượng thuốc.

Nguồn caodangyduocpasteur.com.vn DSCK1. NGUYỄN HỒNG DIỄM

Tài liệu tham khảo:
1. Drugs.com: https://www.drugs.com/loratadine.html
2. Medicines.org.uk: https://www.medicines.org.uk/emc/product/8911

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y DƯỢC PASTEUR TUYỂN SINH TPHCM

VPTS - ĐT Quận Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 – 09.6295.6295
VPTS - ĐT Quận Bình Tân: 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP.HCM. Tư vấn: 0799.913.913 - 0788.913.913

Gặp Tư vấn

Top