Thứ Hai – Chủ Nhật: 7:00 – 18:00

Loratadin loại thuốc chống dị ứng

Loratadin là loại thuốc quen thuộc điều trị dị ứng trong các trường hợp như viêm kết mạc dị ứng, mày đay dị ứng, viêm mũi dị ứng,… Tuy nhiên sử dụng loratadin cần lưu ý những vấn đề gì để đạt hiệu quả điều trị cao nhất?

Loratadin loại thuốc chống dị ứng
Loratadin loại thuốc chống dị ứng

Thuốc Loratadin là thuốc gì?

Loratadin là thuốc chống dị ứng kháng histamin thế hệ thứ 2 (không an thần) được đưa vào sử dụng từ năm 1993 và hiện nay đang được sử dụng rất phổ biến Loratadin có tác dụng giảm nhẹ triệu chứng của các bệnh dị ứng liên quan đến kháng histamin như viêm mũi dị ứng, mề đay, viêm kết mạc dị ứng do phản ứng sinh histamine. Tuy nhiên tuốc không có tác dụng bảo vệ hoặc cấp cứu trên lâm sàng với những cấp cứu dị ứng nặng như sốc phản vệ, những trường hợp sốc, choáng phản vệ cần thiết phải sử dụng adrenalin và corticosteroid. Đặc biệt thuốc không có tác dụng trong điều trị hen,…

Hiện nay trên thị trường có khá nhiều doanh nghiệp dược phẩm có sản xuất Loratadin như Traphaco với Loratadin 10mg traphaco, VIDIPHA,… Loratadin còn có tên gọi khác là Loratadine hay Allersil, Clarityne 10mg hoặc CBICenlertin (tên biệt dược). Loratadin được dùng phổ biến và Loratadin stada hay sản phẩm của Pharma cũng là cái tên mà các bác sĩ khuyên dùng.

Thành phần và dạng bào chế

Thành phần chính của thuốc gồm Loratadin và tá dược vừa đủ.

Theo giảng viên Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, Loratadin được điều chế dưới 3 dạng đó là: viên nén bao phim Loratadin 10mg; siro 1mg/ml hoặc dưới dạng viên ngậm 10mg. Người bệnh hoàn toàn có thể lựa chọn sử dụng một trong ba dạng trên.

Tác dụng của thuốc Loratadin

Loratadin là thuốc chống dị ứng kháng histamin 3 vòng có tác dung giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu như chảy nước mũi, hắt hơi, ngứa, chảy nước mắt,..do các bệnh lý dị ứng viêm kết mạc, viêm mũi,… gây ra.

Loratadin còn có tác dụng trong việc chống lại các triệu chứng liên quan đến histamine như ngứa hay nổi mề đay. Thuốc có tác dụng điều trị viêm mũi dị ứng và mày đay nhanh hơn astemizol và tác dụng nhanh như cetirizine, chlopheniramin, clemastin.

Ngược lại so với các thuốc kháng histamine thế hệ thứ nhất, Loratadin không có tác dụng an thần. Điều này được đánh giá cao hơn so với các loại thuốc thế hệ đầu kháng histamine.

Thuốc Loratadin có tác dụng chống dị ứng
Thuốc Loratadin có tác dụng chống dị ứng

So với các loại thuốc kháng histamine thế hệ thứ hai thì Loratadin hiệu quả và ít tác dụng phụ hơn, đặc biệt đối với hệ thần kinh trung ương. Do đó Loratadin là lựa chọn đầu tiên trong việc điều trị viêm kết mạc dị ứng, viêm mũi dị ứng, ngứa và nổi mày đay. Tuy nhiên cần lưu ý rằng các thuốc kháng histamine chỉ có tác dụng điều trị triệu chứng mà không điều trị nguyên nhân. Các bệnh như viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng là bệnh lý tái phát nhiều lần và tiến triển mạn tính, do vậy để điều trị triệt để thường phải dùng các thuốc kháng histamine thời gian lâu dài và dùng ngắt quãng, để tăng cường tác dụng cần sử dụng thêm những thuốc khác như glucocorticoid (dùng đường hít kéo dài).

Thuốc Loratadin có gây buồn ngủ không?

Những nghiên cứu trên tác dụng phụ của Loratadin cho thấy thuốc có tác dụng gây buồn ngủ không đáng kể . Người bệnh có thể yên tâm sử dụng Loratadin khi thực hiện những hoạt động cần sự tập trung, chú ý cao như lái xe, vận hành máy móc,…

Một số tác dụng phụ không mong muốn của thuốc Loratadin 10mg khi dùng với liều lớn hơn 10mg là tăng nguy cơ khô miệng, đặc biệt ở những người cao tuổi, thuốc còn tăng nguy cơ sâu răng, do vậy vệ sinh răng miệng là điều cần thiết sau khi uongs thuốc để tránh tình trạng sâu răng tiến triển. Ở một số trường hợp có các triệu chứng như hắt hơi, khô mũi do Loratadin. Loratadin 10mg cũng có thể gây các triệu chứng của dị ứng như phát ban. Hiếm hơn có thể gặp triệu chứng trầm cảm, loạn nhịp nhanh trên thất, buồn nôn, rối loạn kinh nguyệt,.. Để hạn chế những tác dụng phụ của thuốc thì bạn cần sử dụng Loratadin ở liều thấp nhất có hiệu quả theo chỉ dẫn của bác sĩ, ví dụ như Loratadin 5mg thay vì liều lượng 10mg.

Chưa có những nghiên cứu đầy đủ về tác dụng phụ của thuốc trên sản phụ, tuy nhiên phụ nữ giai đoạn này rất nhạy cảm với việc dùng thuốc do vậy chỉ sử dụng Loratadin khi cần thiết. Thuốc bài tiết qua sữa mẹ và đi vào cơ thể trẻ nếu mẹ dùng, khuyến cáo nên dùng liều thấp trong thời gian ngắn để hạn chế thuốc qua sữa mẹ.

Thông tin cung cấp mang tính chất tham khảo, người bệnh cần được thăm khám và đánh giá tình trạng bệnh trước khi sử dụng thuốc, không được tự ý mua và sử dụng tùy tiện tránh những nguy hại cho sức khỏe

Nguồn: caodangyduocpasteur.com.vn

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y DƯỢC PASTEUR TUYỂN SINH TPHCM

VPTS - ĐT Quận Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 – 09.6295.6295
VPTS - ĐT Quận Bình Tân: 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP.HCM. Tư vấn: 0799.913.913 - 0788.913.913

Gặp Tư vấn

Top