Thứ Hai – Chủ Nhật: 7:00 – 18:00

Không được chủ quan khi phát hiện nổi hạch trước tai

Nổi hạch trước tai có thể cảnh báo vấn đề sức khỏe bất thường. Khi phát hiện hạch ở tuyến mang tai sưng to, cần đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám, xác định nguyên nhân và tình trạng cụ thể. Việc kiểm tra sớm giúp đề ra phương án xử lý kịp thời, bảo vệ sức khỏe hiệu quả.

Nguyên nhân gây nổi hạch trước tai

Hạch bạch huyết, hay còn gọi là hạch lympho, là một phần quan trọng của hệ miễn dịch, có nhiệm vụ phát hiện và tiêu diệt vi khuẩn, virus khi chúng xâm nhập vào cơ thể. Việc hạch sưng lên bất thường thường cho thấy cơ thể đang gặp phải tình trạng nhiễm trùng hoặc một bệnh lý nào đó. Hạch có thể xuất hiện ở nhiều vị trí như cổ, nách, bẹn, và tai. Hạch trước tai nằm ở trên xương hàm, phía trước tai trái hoặc phải.

Ban cố vấn truyền thông Cao đẳng Y Dược TPHCM – trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cập nhật và chia sẻ những nguyên nhân gây nổi hạch trước tai gồm:

<center><em></em></center>
Hầu hết những trường hợp hạch trước tai sưng bắt nguồn từ nhiễm trùng

1.1. Nhiễm trùng

Sưng hạch trước tai có thể do các loại nhiễm trùng sau đây:

Nhiễm trùng tuyến mang tai: Do vi khuẩn, sỏi tuyến nước bọt, cơ thể mất nước, hút thuốc lá, hoặc vệ sinh răng miệng kém.

Nhiễm trùng da bắt đầu từ vùng đầu và có thể lan xuống cổ hoặc xung quanh tai, dẫn đến việc hình thành áp xe và sưng hạch trước tai.

Viêm tai ngoài: Gây sưng hạch xung quanh tai, kèm theo đau, đỏ, ngứa, nóng ran, khó nghe, và dịch vàng chảy ra từ tai. Cơn đau có thể lan sang các vùng bên trong tai hoặc mặt gần tai bị viêm.

Viêm kết mạc: Do vi khuẩn, virus, dị ứng hoặc các chất kích thích.

Hội chứng POS (Parinaud oculoglandular): Đây là một loại viêm kết mạc thường xảy ra ở một bên mắt, có thể do mèo cào, mèo cắn, hoặc các bệnh như sốt thỏ, sporotrichosis, coccidioides, và giang mai.

Dấu hiệu nhận biết thường là sưng hạch trước tai và các nốt nhỏ xuất hiện trong lòng trắng mắt.

1.2. Các vấn đề về răng miệng và sự xuất hiện của khối

Nguyên nhân sưng hạch trước tai có liên quan đến các vấn đề về răng miệng và sự xuất hiện của khối u:

Vấn đề răng miệng: Sưng hạch trước tai có thể xuất phát từ u răng – một túi chứa dịch hình thành ở xương hàm, miệng, nướu, hoặc hốc mũi. Dù đa phần u răng không gây triệu chứng rõ rệt, nếu không điều trị kịp thời, chúng có thể dẫn đến nhiễm trùng và làm sưng hạch trước tai.

U mỡ: U mỡ là loại u lành tính, thường không cần điều trị. Chúng xuất hiện dưới dạng khối tròn, không gây đau và có thể mọc tại nhiều vị trí trên cơ thể. Nếu u mỡ phát triển xung quanh tai, hạch trước tai có thể bị sưng. Trong trường hợp u có kích thước lớn hoặc gây đau, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật hoặc hút mỡ để loại bỏ.

Ung thư hạch bạch huyết: Sưng hạch không đau cũng có thể là dấu hiệu của ung thư hạch, thường gặp nhất là u lympho Hodgkin và không Hodgkin. Khi mắc bệnh này, bất kỳ hạch nào trong cơ thể, không chỉ riêng hạch trước tai, đều có thể bị sưng.

2. Nổi hạch trước tai có nguy hiểm hay không?

Nếu gặp các triệu chứng sau, bạn nên đi khám ngay để đảm bảo an toàn sức khỏe. Cô Trương Thị Thanh Nga, giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM chia sẻ:

  • Hạch trước tai sưng to, vùng da xung quanh trở nên nóng, đỏ, kèm theo ù tai, khó thở, khó nuốt, hoặc sốt cao trên 39°C.
  • Hạch ngày càng to lên theo thời gian.
  • Hạch xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể, không chỉ trước tai.
  • Hạch tồn tại hơn 1 tháng hoặc kèm theo sốt kéo dài trên 3 ngày.
<center><em>Bạn cần thăm khám chuyên khoa khi thấy hạch trước tai sưng bất thường</em></center
Bạn cần thăm khám chuyên khoa khi thấy hạch trước tai sưng bất thường

Mức độ nguy hiểm của sưng hạch trước tai phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng này. Để đánh giá chính xác tình trạng sức khỏe và mức độ nghiêm trọng, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám.

Bác sĩ sẽ khai thác thông tin về các triệu chứng bất thường và có thể chỉ định các xét nghiệm chuyên sâu như xét nghiệm máu, siêu âm, chụp X-quang, CT Scan, hoặc chụp cộng hưởng từ. Dựa trên kết quả, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận về nguyên nhân gây sưng hạch, tình trạng sức khỏe, và lên kế hoạch điều trị cùng các biện pháp chăm sóc thích hợp nếu cần thiết.

3. Làm thế nào để phòng ngừa nổi hạch ở trước tai?

Hình thành thói quen vệ sinh tốt và đúng cách có thể giúp giảm thiểu nguy cơ nổi hạch ở trước tai. Dưới đây là một số thói quen tích cực mà bạn nên duy trì hàng ngày:

Rửa tay thường xuyên: Hãy rửa tay kỹ bằng xà phòng và nước sạch, kết hợp với dung dịch khử khuẩn nếu có thể, đặc biệt sau khi đi vệ sinh hoặc chơi đùa với thú cưng.

Hạn chế chạm tay lên mặt: Tránh đưa tay lên mặt, mắt, mũi, và miệng để ngăn ngừa việc lây lan tác nhân gây bệnh.

Không dùng chung đồ cá nhân: Tránh chia sẻ khăn mặt, đồ dùng cá nhân, gối,… với người khác.

Vệ sinh răng miệng: Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và trước khi đi ngủ, có thể kết hợp thêm nước súc miệng và kiểm tra nha khoa định kỳ 6 tháng/lần.

Chăm sóc vết thương: Nếu có vết trầy xước hoặc nứt trên da, hãy vệ sinh và sát trùng để giữ sạch sẽ cho đến khi lành.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Thực hiện kiểm tra sức khỏe tổng quát để phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe bất thường và điều trị kịp thời.

Đi khám khi có triệu chứng nghi ngờ: Nếu cơ thể có dấu hiệu nhiễm trùng hoặc sưng hạch ở bất kỳ vị trí nào, hãy đi khám sớm để tránh tình trạng trở nặng.

Nổi hạch trước tai có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, phổ biến nhất là nhiễm trùng, nhưng đôi khi lại là dấu hiệu của ung thư. Do đó, mọi người không nên chủ quan khi xuất hiện tình trạng này.

Nguồn: Tin y tế – Trường Cao đẳng Y dược Pasteur

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y DƯỢC PASTEUR TUYỂN SINH TPHCM

VPTS - ĐT Quận Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 – 09.6295.6295
VPTS - ĐT Quận Bình Tân: 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP.HCM. Tư vấn: 0799.913.913 - 0788.913.913

Gặp Tư vấn

Top