Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Huyết tương và huyết thanh được ứng dụng ra sao trong y học?

Cập nhật: 12/05/2019 | Người đăng: nguyen yến

Huyết thanh và huyết tương là hai thành phần cơ bản của máu. Tuy nhiên bạn có biết huyết tương và huyết thanh được ứng dụng ra sao trong y học?

Hình ảnh của huyết thanh

Hình ảnh của huyết thanh

Huyết thanh là gì?

Trong y học, huyết thanh là phần thu được sau khi loại bỏ các tế bào hồng cầu, bạch cầu và các thành phần đông máu ra khỏi thể tích máu. Hay nói cách khác, huyết thanh chính là huyết tương đã loại bỏ những chất chống đông ra bên ngoài. Huyết thanh này là huyết thanh sinh lý (physiologic serum) khác hoàn toàn với huyết thanh trắng da (serum) với các thành phần là vitamin, collagen, thảo mộc…mà các chị em hay sử dụng.

Huyết tương là gì?

Khi đem một thể tích máu quay ly tâm, thể tích máu này sẽ phân thành hai lớp một lớp màu đỏ chứa tế bào màu và lớp có màu vàng chính là huyết tương. Huyết tương là phần vô hình, có thành phần chủ yếu là nước. Ngoài ra, huyết tương còn chứa nhiều chất quan trọng đối với sự phát triển và chuyển hóa của cơ thể như albumin, các yếu tố đông máu, các kháng thể, đường, vitamin, muối khoáng, hormone, các men,…Huyết tương thay đổi theo giờ trong cơ thể. Chẳng hạn như sau bữa ăn, huyết tương có màu vàng đục và sau khi ăn từ 1 – 2h sẽ chuyển sang màu vàng chanh.

Hình ảnh của huyết tương

Hình ảnh của huyết tương

Ứng dụng của huyết thanh trong y học

Huyết thanh có thể bảo quản được ở nhiệt độ 2-6 độ C trong vài ngày. Người ta thường dùng huyết thanh để kiểm tra xét nghiệm nhóm máu. Huyết thanh động vật được dùng để làm thuốc chống độc, chống nọc độc, được sử dụng nhiều nhất trong các trường hợp chữa và dự phòng một số bệnh nhiễm trùng. Ngoài ra, nó còn có thể được truyền vào máu với mục đích bổ sung một số loại dưỡng chất mà máu thiếu hụt, cũng như được sử dụng trong một số trường hợp như điều trị thiếu hụt miễn dịch, dị ứng và dự phòng bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia).

Trong điều trị và dự phòng các bệnh nhiễm trùng: huyết thanh chỉ có tác dụng đối với những bệnh mà cơ chế bảo vệ cơ thể chủ yếu là nhờ miễn dịch dịch thể. Chẳng hạn như huyết thanh kháng uốn ván (SAT) và huyết thanh kháng bạch cầu (SAD). Bên cạnh đó, còn có huyết thanh kháng ho gà, kháng sởi, huyết thanh kháng virus viêm gan, virus quai bị,…

Giảng viên Cao đẳng xét nghiệm – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, huyết tương và huyết thanh đều cùng là thành phần dịch thể của máu, khác biệt dễ nhận thấy là trong huyết tương có fibrinogen và các thành phần vật chất có liên quan với sự đông máu, còn trong huyết thanh thì không có các thành phần này nên nó không làm đông máu và trong hơn huyết tương. Do đó muốn thu được huyết tương thì người ta phải cho các chất chống đông trong khi đó thì không cần cho chất chống đông để thu lấy huyết thanh.

Huyết tương giàu tiểu cầu có tác dụng kích thích phục hồi tái tạo mô

Huyết tương giàu tiểu cầu có tác dụng kích thích phục hồi tái tạo mô

Ứng dụng của huyết tương trong y học

Huyết tương được ứng dụng chủ yếu trong truyền máu. Và với sự phát triển của khoa học công nghệ trong y học hiện đại ngày nay, thay vì việc truyền máu toàn phần thì nguyên tắc cơ bản của truyền máu hiện đại chính là chỉ sử dụng loại chế phẩm máu mà người bệnh cần nhằm phát huy tối đa hiệu quả và hạn chế tối thiểu những tai biến truyền máu.Trong các chế phẩm máu được dùng trong truyền máu, các chế phẩm chứa huyết tương được sử dụng khá phổ biến, chủ yếu là huyết tương giàu tiểu cầu và huyết tương tươi đông lạnh.

Huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) là loại huyết tương chứa lượng tiểu cầu cao hơn gấp nhiều lần so với tiểu cầu trong máu bình thường. Huyết tương giàu tiểu cầu có tác dụng kích thích phục hồi tái tạo mô, tăng sinh collagen nên được ứng dụng cho bệnh nhân thoái hóa khớp gối hay ứng dụng trong thẩm mỹ để trẻ hoá làn da. Với tác dụng kích thích sản sinh collagen, nguyên bào sợi, keratin, huyết tương giàu tiểu cầu cũng được ứng dụng để điều trị cho các bệnh nhân rụng tóc nhiều, hói.

Ứng dụng của huyết tương giàu tiểu cầu

Huyết tương tươi đông lạnh là huyết tương được tách ra từ máu toàn phần và được để đông lạnh trong vòng 6h sau khi lấy dự trữ ở -18 độ C. Một đơn vị huyết tương tươi đông lạnh có thể tích khoảng từ 200-300ml và chứa một lượng các yếu tố đông máu, albumin và immunoglobulin. Truyền huyết tương được sử dụng cho các bệnh nhân thiếu các yếu tố đông máu mà không có sản phẩm chuyên biệt để truyền, bệnh nhân giảm thế tích máu và có rối loạn đông máu. Trong các trường hợp mất máu cấp bệnh nhân cũng được truyền huyết tương. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân, thì cần phải làm xét nghiệm nhóm máu cho bệnh nhân cũng như làm phản ứng chéo tại giường, theo dõi bệnh nhân chặt chẽ.

Nguồn: caodangyduocpasteur.com.vn

Thông tin hữu ích khác
Bệnh đau mắt đỏ lây qua đường nào? Cách phòng tránh hiệu quả Bệnh đau mắt đỏ lây qua đường nào? Cách phòng tránh hiệu quả Đau mắt đỏ tuy không phải là bệnh nguy hiểm nhưng nếu không chăm sóc đúng cách, bệnh có thể lây lan nhanh chóng và bùng phát thành dịch. Đặc biệt, việc dùng chung đồ cá nhân với người mắc bệnh làm tăng nguy cơ lây nhiễm. Bài viết dưới […] Gợi ý cách nằm tốt cho người đau dạ dày và các tư thế nên tránh Gợi ý cách nằm tốt cho người đau dạ dày và các tư thế nên tránh Đau dạ dày tái phát thường xuyên không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý mà còn làm giảm chất lượng cuộc sống. Bên cạnh việc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, tư thế nằm phù hợp có thể giúp giảm đau và hỗ trợ tiêu […] Phát ban da là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị Phát ban da là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị Phát ban da là tình trạng phổ biến, do nhiều nguyên nhân như dị ứng, nhiễm khuẩn, virus, bệnh tự miễn hoặc viêm da cơ địa. Tuy không trực tiếp gây hại sức khỏe, nhưng nếu không điều trị đúng cách, nó có thể kéo dài và gây khó chịu. […] Ánh nắng mặt trời có thể gây viêm da tiếp xúc ánh sáng Viêm da tiếp xúc ánh sáng: Cảnh báo tổn thương da từ tia cực tím Giãn tĩnh mạch có đi bộ được không? Những điều cần biết. Sốt siêu vi có kèm phát ban không? Triệu chứng nhận biết. Ánh nắng mặt trời chứa tia cực tím (UV) – không chỉ gây sạm da, ung thư da mà còn có thể kích hoạt viêm da […] Người bị giãn tĩnh mạch chi dưới thường băn khoăn không biết nên lựa chọn hình thức vận động nào phù hợp Giãn tĩnh mạch có đi bộ được không? Những điều cần biết Sốt siêu vi có kèm phát ban không? Triệu chứng nhận biết. Sốc nhiệt là gì? Cách nhận biết và xử lý kịp thời. Người bị suy giãn tĩnh mạch chi dưới thường băn khoăn không biết nên lựa chọn hình thức vận động nào phù hợp, đặc biệt là […] Sốt siêu vi có kèm phát ban không? Triệu chứng nhận biết Sốt siêu vi có kèm phát ban không? Triệu chứng nhận biết Sốt siêu vi là bệnh lý phổ biến, đặc biệt dễ xuất hiện khi thời tiết giao mùa hoặc thay đổi đột ngột. Việc nhận biết chính xác các dấu hiệu của sốt siêu vi đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị và chăm sóc người bệnh. […] Tiêu chảy cấp khiến trẻ mệt mỏi Tiêu chảy cấp ở trẻ: Nguyên nhân phổ biến và cách chăm sóc Sốc nhiệt là gì? Cách nhận biết và xử lý kịp thời. Viên sắt cho phụ nữ mang thai: tác dụng và cách sử dụng đúng cách. Tiêu chảy cấp khiến trẻ mệt mỏi, biếng ăn và giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng. Nếu không được can thiệp kịp […] Sốc nhiệt có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng Sốc nhiệt là gì? Cách nhận biết và xử lý kịp thời Viên sắt cho phụ nữ mang thai: tác dụng và cách sử dụng đúng cách. Phương pháp sử dụng yến mạch có lợi cho sức khỏe. Trong những ngày hè nắng nóng gay gắt hoặc khi vận động mạnh trong môi trường nóng ẩm, cơ thể rất dễ gặp tình […] Bổ Sung Viên Sắt Cho Phụ Nữ Mang Thai Viên sắt cho phụ nữ mang thai: tác dụng và cách sử dụng đúng cách Giữ sức khỏe ổn định trong thai kỳ rất quan trọng. Việc bổ sung viên sắt cho phụ nữ mang thai giúp vận chuyển oxy và hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. Cùng tìm hiểu lợi ích và cách sử dụng hiệu quả. 1. Nguy cơ tiềm ẩn […]