Một chế độ dinh dưỡng hợp lý và khoa học là rất cần thiết để giúp các bệnh nhân sau cơn đột quỵ có thể hồi phục và hạn chế khả năng tái phát.
- Bệnh Lao Ruột dưới góc nhìn của các Dược sĩ Pasteur
- Thử nghiệm vắc-xin Covid-19 thành công ở người
- Sứ mệnh người Dược sĩ và công việc có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp
Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho người sau đột quỵ
Các loại thực phẩm tốt cho người sau đột quỵ
Nhóm thực phẩm thường được sử dụng sau đột quỵ được các giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tổng hợp như sau:
- Ngũ cốc: thực phẩm lựa chọn ngũ cốc nên là loại ngũ cốc nguyên hạt, vì những bột ngũ cốc bán sẵn chứa hàm lượng đường và sữa, chất béo, chất tạo hương vị không tốt cho bệnh nhân sau đột qụy
- Rau quả: Loại rau màu sắc đậm như xanh đậm hay màu cam thường giàu dinh dưỡng: đậu hà lan, rau súp lơ, cải xanh, cà chua ,…
- Trái cây: Ăn bổ sung nhiều loại trái cây tươi, đông lạnh hoặc khô hàng ngày.
- Sữa: Chọn sữa ít béo, thực phẩm từ sữa không có chất béo, hoặc một loạt các loại thực phẩm giàu canxi không sữa mỗi ngày.
- Protein: Chọn thịt nạc và thịt ít mỡ, thịt gia cầm (chọn ức gà thay vì thit đùi hay da gà); các loại đậu và cá.
- Về chất béo: Ưu tiên nguồn chất béo từ cá đặc biệt cá biển, các loại hạt, dầu thực vật. Hạn chế các nguồn chất béo từ bơ, bơ thực vật hoặc mỡ động vât, nội tạng động vật,…
Một số lưu ý trong chiến lược ăn uống hồi phục bệnh nhân đột quỵ
Theo lời các giảng viên Cao đẳng Y dược cho biết, bên cạnh quá trình sử dụng thuốc để điều trị, người sau đột quỵ cần xây dựng chiến lược trong chế độ ăn để giảm nguy cơ tái phát cụ thể như:
Ăn nhiều loại thức ăn mỗi ngày
Không có duy nhất một loại thực phẩm nào có thể cung cấp cho cơ thể chúng ta đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe tốt, nên ăn các loại thực phẩm mỗi ngày. Một chế độ ăn phong phú và thay đổi trong bữa ăn vừa kích thích ngon miệng vừa đảm bảo đủ chất.
Ăn thức ăn có màu sắc “một cầu vồng” trong mỗi bữa ăn
Để tận dụng được những chất dinh dưỡng bảo vệ sức khỏe tìm thấy trong trái cây và rau củ, quan trọng là phải lựa chọn nhiều loại thức ăn đầy màu sắc ở mỗi bữa ăn, bằng cách chọn những các loại trái cây, rau , đậu – màu đỏ đậm, cam, vàng rực rỡ, xanh đậm, xanh và tím bạn sẽ được bảo đảm để có một loạt chất dinh dưỡng cần thiết.Đảm bảo mâm cơm sẽ như một cầu vồng với những sắc màu này sẽ mang lại cảm hứng trong mỗi bữa ăn cho người bệnh
Hạn chế ăn chất béo bão hòa, thực phẩm giàu cholesterol
Hạn chế cholesterol trong thực phẩm là một bước cực kì quan trọng để kiểm soát mỡ máu và quản lý đột quỵ , bằng cách hạn chế tối đa mỡ từ các loại thịt và loại bỏ da từ gia cầm; Hạn chế bơ; Loại bỏ mỡ lợn, mỡ động vật; Chọn thực phẩm từ sữa không béo hoặc ít béo…
Hạn chế natri (muối)
Ăn quá nhiều natri là nguyên nhân làm cơ thể giữ nước và làm tăng huyết áp, đây là điều nguy hại và gây tái phát đột quỵ.
Thay vì sử dụng muối, hãy thử sử dụng các loại thảo mộc và gia vị. Tránh gia vị hỗn hợp và hỗn hợp gia vị gồm muối hoặc muối tỏi. Hạn chế thực phẩm chế biến và đóng hộp vì chứa chất béo bão hòa cũng phụ gia chất bảo quản không tốt cho sức khỏe tim mạch. Không sử dụng các loại thức ăn nhanh.
Dinh dưỡng và cách chăm sóc người bệnh đột quỵ
Duy trì một trọng lượng cơ thể khỏe mạnh
Có chế độ ăn thực phẩm giàu chất xơ và ít chất béo, tăng vận động thể lực và theo dõi các thói quen ăn uống, sinh hoạt của bạn một cách nghiêm túc là cách để đạt được cân nặng cho cơ thể khỏe mạnh.
Giảm lượng đường
Lượng dư thừa tăng lên kéo theo nhiều hệ lụy nhất là với bệnh nhân tăng huyết áp, béo phì, đái tháo đường typ 2 và rối loạn lipid máu, đó cũng là nguy cơ tái phát đột quỵ. Thường bệnh nhân đột quỵ hay mắc các bệnh đi kèm trên. Hãy nhớ rằng đồ ngọt và món tráng miệng có chứa thêm nhiều đường.
Theo các chuyên gia y tế đang công tác tại phòng tư vấn tuyển sinh Y dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur khuyên rằng việc quản lý chế độ ăn uống đóng một vai trò then chốt làm giảm thiểu các yếu tố nguy cơ (huyết áp, đái tháo đường, béo phì…) gây tái phát đột quỵ. Hãy thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh, có chiến lược khoa học và lâu dài cùng với việc thường xuyên đến bác sĩ kiểm tra sức khỏe để phòng tránh tái phát bệnh đột quỵ.
Nguồn: caodangyduocpasteur.com.vn