Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Cách sử dụng thuốc Otrivin đạt hiệu quả cao nhất

Cập nhật: 14/05/2019 | Người đăng: nguyen yến

Otrivin thuộc nhóm thuốc thông mũi, được sử dụng khá phổ biến. Tuy nhiên cách dùng thuốc này như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất thì không phải ai cũng biết.

Hình ảnh thuốc Otrivin trên thị trường

Hình ảnh thuốc Otrivin trên thị trường

Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về thành phần, công dụng và cách dùng Otrivin!

Thông tin về thuốc Otrivin

Thành phần: Tinh dầu khuynh diệp, chiết xuất của Mentha Arvensis, nước biển (hypertonic ở nồng độ muối biển 2,2%).

  •        Tên gốc: Xylometazoline hydrochloride
  •        Tên biệt dược: Otrivin®
  •        Phân loại: Thuốc thông mũi
  •        Dạng bào chế

Otrivin Cold and Allergy Decongestant Nasal Spray 0.05%: thuốc dạng xịt mũi 0.05%.

Otrivin Cold and Allergy Decongestant Nose Drops 0.1%: thuốc dạng nhỏ mũi 0.1%.

Thuốc này được đưa qua mũi và hấp thụ qua đường mũi.

Tác dụng thuốc Otrivin

Theo Dược sĩ Mỹ Duyên – giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết thuốc có tác dụng như sau:

  • Khắc phục chứng nghẹt mũi, sổ mũi do cảm lạnh thông thường, viêm xoang, viêm mũi dị ứng theo mùa; giúp thông mũi nhanh chóng…
  • Hỗ trợ điều trị sung huyết niêm mạc mũi họng trong bệnh viêm tai giữa.
  • Hỗ trợ quá trình nội soi mũi.

Otrivin có ưu điểm như: Công thức nước biển độc đáo, cảm giác giảm ngạt mũi nhanh, không chất bảo quản…

Cách sử dụng thuốc Otrivin 

Sử dụng thuốc Otrivin cần đọc kỹ hướng dẫn và tuân theo mô tả in trên bao bì của nhà sản xuất hoặc hướng dẫn trực tiếp của bác sĩ chuyên môn. Nếu không chắc chắn ở thao tác nào, cần tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ.

– Đối với thuốc xịt:

  • Làm sạch mũi nhẹ nhàng trước khi dùng thuốc.
  • Để đầu xịt vào lỗ mũi, bấm nút để luồng thuốc được phun ra. Tránh xịt thuốc vào mắt, giữa mũi hoặc vách ngăn mũi.
  • Hít thở sâu để thuốc đi thấm nhanh vào trong mũi.

Tùy theo từng loại mà liều lượng cũng như số lần xịt thuốc sẽ có sự thay đổi.

Hướng dẫn cách sử dụng thuốc Otrivin theo chỉ định

Hướng dẫn cách sử dụng thuốc Otrivin theo chỉ định

– Đối với dạng thuốc nhỏ:  

  • Nghiêng đầu, sau đó nhỏ 1 – 2 giọt thuốc vào cánh mũi.
  • Tránh chạm đầu của ống nhỏ mũi vào mũi.

Otrivin chỉ có tác dụng cấp cứu tạm thời. Không lạm dụng trong quá trình điều trị vì thuốc tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ. Không dùng thuốc quá 3 – 5 ngày vì có thể mắc phải tình trạng tắc nghẽn phục hồi với triệu chứng cụ thể là: nổi mẩn đỏ, sưng bên trong mũi, sổ mũi…

Liều lượng dùng thuốc Otrivin

– Liều dùng thuốc Otrivin cho người lớn:

  • Đối với thuốc nhỏ mũi 0.1%, nhỏ 2- 3 giọt mỗi bên cánh mũi, ngày nhỏ tử 3 – 4 lần.
  • Đối với thuốc dạng dung dịch 0.1%, xịt 1 lần mỗi bên mũi, ngày xịt 4 lần.

– Liều dùng thuốc Otrivin cho trẻ nhỏ:

  • Dùng Otrivin 0.05% dạng nhỏ:

Đối với trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 6 tuổi: nhỏ 1- 2 giọt mỗi bên mũi, ngày nhỏ 1- 2 lần. Không nhỏ quá 3 lần mỗi ngày.

Đối với trẻ trên 6 tuổi: nhỏ 2 -3 giọt, ngày nhỏ 3 – 4 lần.

  • Dùng Otrivin 0.05 dạng thuốc xịt:

Đối với trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 6 tuổi: xịt 1 lần mỗi bên mũi, ngày xịt 1- 2 lần. Không nhỏ quá 3 lần mỗi ngày.

Đối với trẻ trên 6 tuổi: xịt 2 -3 lần, ngày xịt 3 – 4 lần.

Lưu ý: Không sử dụng quá 3 ngày trừ khi có lời khuyên của dược sĩ hoặc bác sĩ. Nếu tình trạng tắc nghẽn kéo dài hơn 3 ngày, hãy gặp bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn.

Chống chỉ định

Không dùng Otrivin trong các trường hợp sau:

  • Dị ứng với xylometazoline hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Bệnh nhân đang dùng thuốc ức chế Monoamine oxidase (MAO) (gồm: phenelzine, tranylcypromine)
  • Cắt tuyến yên qua đường xương.

Tác dụng phụ của thuốc Otrivin

Một số tác dụng không mong muốn thường gặp trong quá trình dùng Otrivin điều trị có thể là:

  • Cảm giác nóng rát, châm chích ở mũi;
  • Khô mũi;
  • Đau đầu;
  • Tắc nghẽn phục hồi;
  • Hắt xì;
  • Khó ngủ;
  • Chóng mặt
  • Tăng huyết áp
  • Buồn nôn
  • Đánh trống ngực (tim đập nhanh, không đều)
  • Bồn chồn

Trên đây là một số thông tin cơ bản nhất về thuốc thông mũi Otrivin. Nội dung của bài viết mang tính chất tham khảo. Nếu bạn có mục đích sử dụng thuốc tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Nguồn: caodangyduocpasteur.com.vn

Thông tin hữu ích khác
Bệnh đau mắt đỏ lây qua đường nào? Cách phòng tránh hiệu quả Bệnh đau mắt đỏ lây qua đường nào? Cách phòng tránh hiệu quả Đau mắt đỏ tuy không phải là bệnh nguy hiểm nhưng nếu không chăm sóc đúng cách, bệnh có thể lây lan nhanh chóng và bùng phát thành dịch. Đặc biệt, việc dùng chung đồ cá nhân với người mắc bệnh làm tăng nguy cơ lây nhiễm. Bài viết dưới […] Gợi ý cách nằm tốt cho người đau dạ dày và các tư thế nên tránh Gợi ý cách nằm tốt cho người đau dạ dày và các tư thế nên tránh Đau dạ dày tái phát thường xuyên không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý mà còn làm giảm chất lượng cuộc sống. Bên cạnh việc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, tư thế nằm phù hợp có thể giúp giảm đau và hỗ trợ tiêu […] Phát ban da là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị Phát ban da là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị Phát ban da là tình trạng phổ biến, do nhiều nguyên nhân như dị ứng, nhiễm khuẩn, virus, bệnh tự miễn hoặc viêm da cơ địa. Tuy không trực tiếp gây hại sức khỏe, nhưng nếu không điều trị đúng cách, nó có thể kéo dài và gây khó chịu. […] Ánh nắng mặt trời có thể gây viêm da tiếp xúc ánh sáng Viêm da tiếp xúc ánh sáng: Cảnh báo tổn thương da từ tia cực tím Giãn tĩnh mạch có đi bộ được không? Những điều cần biết. Sốt siêu vi có kèm phát ban không? Triệu chứng nhận biết. Ánh nắng mặt trời chứa tia cực tím (UV) – không chỉ gây sạm da, ung thư da mà còn có thể kích hoạt viêm da […] Người bị giãn tĩnh mạch chi dưới thường băn khoăn không biết nên lựa chọn hình thức vận động nào phù hợp Giãn tĩnh mạch có đi bộ được không? Những điều cần biết Sốt siêu vi có kèm phát ban không? Triệu chứng nhận biết. Sốc nhiệt là gì? Cách nhận biết và xử lý kịp thời. Người bị suy giãn tĩnh mạch chi dưới thường băn khoăn không biết nên lựa chọn hình thức vận động nào phù hợp, đặc biệt là […] Sốt siêu vi có kèm phát ban không? Triệu chứng nhận biết Sốt siêu vi có kèm phát ban không? Triệu chứng nhận biết Sốt siêu vi là bệnh lý phổ biến, đặc biệt dễ xuất hiện khi thời tiết giao mùa hoặc thay đổi đột ngột. Việc nhận biết chính xác các dấu hiệu của sốt siêu vi đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị và chăm sóc người bệnh. […] Tiêu chảy cấp khiến trẻ mệt mỏi Tiêu chảy cấp ở trẻ: Nguyên nhân phổ biến và cách chăm sóc Sốc nhiệt là gì? Cách nhận biết và xử lý kịp thời. Viên sắt cho phụ nữ mang thai: tác dụng và cách sử dụng đúng cách. Tiêu chảy cấp khiến trẻ mệt mỏi, biếng ăn và giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng. Nếu không được can thiệp kịp […] Sốc nhiệt có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng Sốc nhiệt là gì? Cách nhận biết và xử lý kịp thời Viên sắt cho phụ nữ mang thai: tác dụng và cách sử dụng đúng cách. Phương pháp sử dụng yến mạch có lợi cho sức khỏe. Trong những ngày hè nắng nóng gay gắt hoặc khi vận động mạnh trong môi trường nóng ẩm, cơ thể rất dễ gặp tình […] Bổ Sung Viên Sắt Cho Phụ Nữ Mang Thai Viên sắt cho phụ nữ mang thai: tác dụng và cách sử dụng đúng cách Giữ sức khỏe ổn định trong thai kỳ rất quan trọng. Việc bổ sung viên sắt cho phụ nữ mang thai giúp vận chuyển oxy và hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. Cùng tìm hiểu lợi ích và cách sử dụng hiệu quả. 1. Nguy cơ tiềm ẩn […]