Để có thể phòng nguy cơ giun sán ký sinh thì tẩy giun là biện pháp hiệu quả nhất. Vậy sử dụng thuốc tẩy giun như thế nào cho đúng và an toàn?
- Thuốc chống co thắt Buscopan được sử dụng như thế nào?
- Các loại thuốc điều trị nhiệt miệng tốt nhất hiện nay
- Cách sử dụng thuốc ho Eugica ra sao?
Trẻ nhỏ thường là đối tượng dễ bị nhiễm giun nhất
Những đối tượng dễ bị nhiễm giun
Trẻ em thường là đối tượng chưa có ý thức cao trong việc vệ sinh cá nhân nên nguy cơ nhiễm giun thường cao hơn người lớn. Ở những nơi sinh hoạt tập thể như trong gia đình hay trường mầm non trẻ thường lây nhiễm giun kim. Những nơi điều kiện vệ sinh kém, nguồn nước sạch thiếu, còn thói quen đi chân đất dễ nhiễm giun đũa, giun móc, giun tóc.
Trẻ em thường có thói quen mút ngón tay sau khi dùng bàn tay đó sờ vào các đồ vật, điều này dẫn đến một nguy cơ rất cao trong việc nhiễm giun. Khi trẻ nhiễm giun sẽ có biểu hiện kém ăn, sút cân, quấy khóc nhiều.
Bên cạnh đó, nếu ấu trùng của giun ký sinh ở các cơ quan khác ngoài hệ tiêu hóa sẽ gây những biến chứng khác nhau. Tại phổi gây viêm phổi, đau tức ngực, thở khó. Tại gan gây viêm gan hoặc tắc mật. Tại não gây đau đầu, ảnh hưởng thần kinh. Như vậy, giun khi ký sinh tại các hậu quả nghiêm trọng, có thể đe dọa tính mạng.
Bạn nên tẩy giun vào lúc nào ?
Khi cần tẩy giun cho trẻ cũng cần để ý những biểu hiện sau đây để nhận biết dấu hiệu của bệnh:
- Trẻ có những cơn đau bụng, vị trí quanh vùng rốn;
- Phân trẻ có thể lỏng hoặc đặc;
- Trẻ có biểu hiện chán ăn, bỏ bữa;
- Có biểu hiện tắc ruột ở trẻ nhỏ do lòng ruột chứa quá nhiều giun;
- Có biểu hiện mệt mỏi, da xanh xao;
- Trẻ ngủ không sâu giấc, đêm quấy khóc nhiều;
- Khi các ấu trùng giun lạc nhầm chỗ đi vào phổi có thể dễ bị chẩn đoán nhầm viêm phổi do thở khò khè như hen suyễn; u não, liệt động kinh, mắt sưng, giảm thị lực…
- Bụng trẻ to và căng cứng. Trường hợp nhiễm giun kim, trẻ thường ngứa tại hậu môn, khó chịu.
Cũng cần lưu ý, việc dùng thuốc tẩy giun định kỳ là một việc làm rất cần thiết. Thuốc trị giun có tác dụng tẩy sạch hoặc làm giảm đáng kể số lượng giun ra khỏi ruột. Bạn cần phải lưu ý nên tẩy cả cho cả nhà trong cùng một đợt để tránh nhiễm giun chéo. Theo các bác sĩ khuyên, cả người lớn và trẻ em 2 tuổi trở lên mỗi năm nên tẩy giun 2 lần và trẻ nhỏ dưới 2 tuổi nếu nghi ngờ bị nhiễm giun nên đưa trẻ đi khám và làm xét nghiệm tầm soát.
Trên thị trường hiện nay, những loại thuốc tẩy giun chủ yếu có chứa hai hoạt chất mebendazol và albendazol, có tác dụng tẩy sạch hoặc làm giảm đáng kể số lượng giun ra khỏi ruột. Vì là loại thuốc không kê đơn, nên bạn hoàn toàn có thể mua thuốc tẩy giun cho cá nhân và gia đình định kỳ từ 4-6 tháng/1 lần. Với những trường hợp nhiễm giun đã ảnh hưởng đến sức khỏe, bạn có thể sử dụng thứ 2 sau 3-4 để đảm bảo giun đã được tẩy hoàn toàn. Trước đây, mỗi khi tẩy giun mọi người thường để bụng đói và nhịn đói trong một thời gian khá dài. Hiện nay, với các loại thuốc tẩy giun thế hệ mới không phải phụ thuộc vào thời gian, bạn có thể uống thuốc vào bất kỳ thời điểm nào. Tuy nhiên, để thuốc phát huy tác dụng tốt nhất thì bạn nên uống sau bữa ăn tối 2 tiếng hoặc uống vào sáng sớm khi bụng đói. Và tất nhiên, bạn không cần phải nhịn ăn, uống kèm thuốc xổ,…
Trong khoảng 24 giờ sau khi uống thuốc, bạn cần phải quan sát phản ứng của cơ thể, nếu có các biểu hiện như: đau đầu, nổi mề đay, mệt mỏi, buồn nôn, đau bụng… dị ứng với các thành phần của thuốc hoặc có cơ địa nhạy cảm. Nếu ở mức nhẹ thì không cần phải lo ngại nhưng nếu triệu chứng với phản ứng nặng hơn như nôn nhiều, sốt, mệt rã rời,..thì bạn cần phải đến bệnh viện gần nhất để thăm khám.
Khi tẩy giun cho trẻ cha mẹ cần chú ý vấn đề gì?
Một số lưu ý khi dùng thuốc tẩy giun
- Các bạn nên biết là trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thuốc tẩy giun trong đó, thuốc tẩy giun có chứa Albendazol có phổ hoạt tính rộng trên các loại giun đường ruột như giun đũa, giun kim, giun tóc, giun xoắn, thể ấu trùng cơ, da…
- Albendazol có hoạt tính ở giai đoạn trưởng thành và giai đoạn ấu trùng của các giun đường ruột. Thuốc có thể diệt được trứng và ấu trùng của giun đũa và giun tóc. Các thuốc tẩy giun có cơ chế ức chế sự hấp thu glucose của giun qua đó làm cho chúng mất đi nguồn chất dinh dưỡng. Ngoài ra thuốc còn làm giun mất năng lượng, không đủ để sống, gây bất động rồi chết. Cuối cùng dưới tác động của thuốc giun bị tiêu diệt, xác giun bị nhu động ruột đẩy ra ngoài.
- Không được sử dụng thuốc cho phụ nữ mang thai, đang cho con bú và trẻ em dưới 2 tuổi, bệnh nhân có tiền sử mẫn cảm với các hoạt chất benzimidazole hoặc một trong các thành phần khác của thuốc; bệnh nhân bị suy gan; nhiễm độc tủy xương….
- Đối với phụ nữ mang thai ngay cả khi đã uống thuốc sau một tháng cũng không nên có thai vì thuốc có thể gây hại cho thai nhi.
- Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như: Rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, nôn, đau thượng vị, nhức đầu chóng mặt, nổi mẩn…Trong trường hợp này cần có sự tư vấn hỗ trợ của bác sĩ.
- Chúng ta cũng cần lưu ý hạn chế việc tái nhiễm bằng việc thực hiện thói quen rửa tay sạch sẽ khi ăn; ăn thức ăn sạch, nấu kỹ và bảo quản tốt; diệt ruồi, gián, rửa sạch sẽ đồ chơi của trẻ không để trẻ bò lê dưới đất bẩn.
Như vậy, việc tẩy giun bằng cách dùng thuốc khá đơn giản nhưng cũng cần lưu ý một vài điểm để đạt hiệu quả cao nhất. Hy vọng mọi người thực hiện theo để có một cơ thể hoàn toàn khỏe mạnh.
Nguồn: caodangyduocpasteur.com.vn