Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Bệnh thoát vị đĩa đệm và cách phòng tránh

Cập nhật: 11/05/2019 | Người đăng: nguyen yến

Nếu có cảm giác đau lưng thường xuyên thì có thể bạn đã bị thoát vị đĩa đệm cột sống. Đây thật sự là căn bệnh nguy hiểm khi ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, hạn chế khả năng sinh hoạt, giảm năng suất lao động của người bệnh.

Bệnh thoát vị đĩa đệm và cách phòng tránh Bệnh thoát vị đĩa đệm và cách phòng tránh

Bệnh thoát vị đĩa đệm là bệnh gì?

Thoát vị đĩa đệm là hiện tượng nhân nhầy đĩa đệm dịch chuyển khỏi vị trí. Bệnh này thường xảy ra sau các tác nhân sang chấn hoặc trên nền bệnh nhân thoái hóa cột sống hoặc nứt, rách vòng xơ đĩa đệm và trên lâm sàng thường biểu hiện chứng đau cột sống và tổn thương của các thần kinh bị đĩa đệm thoát vị đĩa đệm chèn ép.

Tuy nhiên, trong đời sống, chúng ta thường gặp nhất là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng gây ra chứng đau thắt lưng thường xuyên do thoát vị đĩa đệm chèn ép vào rễ thần kinh. Hiện tượng đau sẽ lan tỏa từ thắt lưng xuống chân hay còn được gọi là đau dây thần kinh tọa.

Trong khi đó, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ sẽ gây đau cổ và gáy. Nếu kết hợp thêm với việc ép rễ thần kinh cánh tay thì ngoài việc đau cổ, gáy sẽ còn bị đau thêm vai và tay cùng với bên bị ép.

Theo các chuyên gia cho biết, đĩa đệm gồm nhân nhầy và vòng sợi. Nhân nhầy có hình cầu hoặc hình bầu dục, chứa 80% nước, không có mạch máu và thần kinh. Khi vận động thì nhân nhầy sẽ bị dịch chuyển về phía ngược với chuyển động, nếu chuyển động sai tư thế hoặc vòng xơ bị rách, nhân nhầy thoát ra gây thoát vị. Vòng sợi có cấu tạo là nhiều vòng sụn đồng tâm, được cấu tạo bởi những sợi sụn rất chắc. Đĩa đệm nằm giữa hai thân đốt sống có tác dụng hấp thụ lực, làm vị trí trung gian giữa hai đốt sống và hỗ trợ vận động giữa các đốt sống được trơn tru.  Khi tăng tuổi tác, nhân đệm bị mất dần thành phần nước và trở nên cứng, giòn, dễ gãy, trượt ra khỏi vị trí bản lề giữa hai đốt sống. Và đến một thời điểm nào đó, nó có thể chèn ép vào dây thần kinh hoặc tủy sống gây ra triệu chứng yếu liệt.

Nguyên nhân gây bệnh thoát vị đĩa đệm

  • Bạn có thể bị thoát vị đĩa đệm nếu chỉ sử dụng một trong các cơ lưng, cơ chân hoặc đùi để nâng vật nặng, hoặc thay đổi xoay vặn người đột ngột.
  • Trong một vài trường hợp hiếm, bạn cũng bị thoát vị đĩa đệm nếu ngã hoặc bị va chạm mạnh vào lưng.

Bệnh thoát vị đĩa đệm có thể tác động đến cả nam lẫn nữ, tuy nhiên xảy ra phổ biến nhất trong độ tuổi từ 30-50 tuổi. Hầu hết các trường hợp đều có thể cải thiện bệnh hơn sau khi điều trị. Do đó không ít lần các giảng viên Cao đẳng Y Dược khi chia sẻ chuyên môn tại fanpage Tin tức Y tế Việt Nam đều cho rằng, bbạn nên lường trước các nguy cơ, yếu tố dẫn đến việc hình thành bệnh như:

  • Những người thường làm một số hoạt động lặp đi lặp lại liên quan đến việc cúi gập người hoặc vặn xoay người quá mức;
  • Những người thường chơi các môn thể thao tác động mạnh;
  • Những người thường xuyên hút thuốc lá, uống rượu bia;
  • Những người bị bệnh béo phì khiến cân nặng gây áp lực lên phần đĩa đệm ở lưng dưới;
  • Bệnh cũng có thể bị mắc do di truyền, nếu gia đình bạn có người mắc bệnh này.

Triệu chứng thường gặp của bệnh thoát vị đĩa đệm

Một số triệu chứng của bệnh có thể kể đến là:

  • Đau vùng cột sống bị thoát vị thường xuyên là biểu hiện rõ ràng nhất của bệnh;
  • Bạn sẽ cảm thấy có một số thay đổi trong việc đại tiện hoặc tiểu tiện nếu bị thoát vị cột sống thắt lưng.
  • Người bệnh cảm thấy có biểu hiện đau cổ, vai, gáy lan lên trên đầu, hoa mắt, chóng mặt
  • Rối loạn cảm giác như tê, ngứa, kiến bò…và rối loạn vận động gây liệt
Triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm thường những cơn đau nhức vùng thắt lưng

Triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm thường những cơn đau nhức vùng thắt lưng

Chẩn đoán và điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm

Những kỹ thuật y tế dùng để chẩn đoán bệnh

  • Bác sĩ sẽ kiểm tra tiền sử bệnh và khám lâm sàng.
  • Chụp X-quang cột sống.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI) để xác định mức độ phát triển bệnh để có hướng điều trị bệnh tốt nhất.

Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm

Việc chữa thoát vị đĩa đệm phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Theo thống kê có khoảng 95% người bị thoát vị đĩa đệm thắt lưng đã trở lại cuộc sống bình thường trong vòng vài tuần. Nếu người mắc bệnh thoát vị đĩa đệm có những biểu hiện nặng cần đến điều trị thì bạn có thể tham khảo thêm một số phương pháp điều trị như sau:

  • Bác sĩ có thể kê đơn thuốc để giảm đau và thả lỏng cơ lưng.
  • Khi xác định được bệnh, bạn nên hạn chế các hoạt động mạnh và tăng cường nghỉ ngơi, tập thể dục nhẹ nhàng theo hướng dẫn của bác sĩ. Một trong những phương pháp thường được sử dụng hiện nay là chữa trị bằng vật lý trị liệu bao gồm các bài tập đặc biệt làm lưng khỏe hơn và giảm đau,…
  • Khi thuốc và vật lý trị liệu không cải thiện được tình trạng bệnh, bác sĩ có thể thử chích thuốc giảm đau vào vùng bị ảnh hưởng.
  • Trong một số trường hợp đặc biệt, bạn có thể cần đến phẫu thuật nếu các triệu chứng không giảm sau vài tuần điều trị tích cực.
  • Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo thêm các cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng đông y như châm cứu, thuỷ châm…

Chế độ sinh hoạt phù hợp trong quá trình điều trị

Để mau khỏi bệnh thì ngoài các phương pháp điều trị bạn còn cần phải có chế độ ăn, luyện tập hợp lý. Dưới đây, Cao đẳng Y dược Pasteur chia sẻ một số chế độ sinh hoạt cho người bị thoát vị đĩa đệm:

  • Chú ý lời khuyên của bác sĩ về thời điểm bạn có thể làm việc và hoạt động bình thường trở lại;
  • Trong thời gian bị bệnh, bạn nên hạn chế các hoạt động mạnh, tăng cường nghỉ ngơi, tập thể dục nhẹ nhàng theo hướng dẫn của bác sĩ;
  • Bạn hãy gọi bác sĩ nếu các triệu chứng nặng hơn;
  • Bạn nên gọi bác sĩ nếu bạn tê liệt ở chân, đau tê vùng bàn tọa, khó tiểu hoặc khó đại tiện hoặc bị yếu đột ngột ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể, đặc biệt là chân.
  • Thoát vị đĩa đệm có nhiều mức độ: nhẹ chỉ gây đau mỏi lưng, nặng có thể gây yếu liệt hoặc rối loạn cảm giác vùng chi phối thần kinh bên dưới. Vì vậy, bạn có thể phòng tránh thoát vị đĩa đệm từ khi còn trẻ bằng cách hạn chế khuân vác nhiều đồ nặng, mang vật nặng đúng tư thế, tập thể dục để tăng cường sức mạnh của cơ và giảm cân để giảm tải trọng lên cột sống.

Tóm lại, bệnh thoát vị đĩa đệm không quá nghiêm trọng và có thể tự khỏi được sau một vài tuần. Điều bạn cần phải quan tâm đó là, nghỉ ngơi, luyện tập, thực hiện chế độ ăn uống thật hợp lý với tình trạng sức khỏe để bệnh phục hồi tốt và nhanh nhất.

Nguồn: caodangyduocpasteur.com.vn

Thông tin hữu ích khác
Bệnh đau mắt đỏ lây qua đường nào? Cách phòng tránh hiệu quả Bệnh đau mắt đỏ lây qua đường nào? Cách phòng tránh hiệu quả Đau mắt đỏ tuy không phải là bệnh nguy hiểm nhưng nếu không chăm sóc đúng cách, bệnh có thể lây lan nhanh chóng và bùng phát thành dịch. Đặc biệt, việc dùng chung đồ cá nhân với người mắc bệnh làm tăng nguy cơ lây nhiễm. Bài viết dưới […] Gợi ý cách nằm tốt cho người đau dạ dày và các tư thế nên tránh Gợi ý cách nằm tốt cho người đau dạ dày và các tư thế nên tránh Đau dạ dày tái phát thường xuyên không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý mà còn làm giảm chất lượng cuộc sống. Bên cạnh việc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, tư thế nằm phù hợp có thể giúp giảm đau và hỗ trợ tiêu […] Phát ban da là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị Phát ban da là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị Phát ban da là tình trạng phổ biến, do nhiều nguyên nhân như dị ứng, nhiễm khuẩn, virus, bệnh tự miễn hoặc viêm da cơ địa. Tuy không trực tiếp gây hại sức khỏe, nhưng nếu không điều trị đúng cách, nó có thể kéo dài và gây khó chịu. […] Ánh nắng mặt trời có thể gây viêm da tiếp xúc ánh sáng Viêm da tiếp xúc ánh sáng: Cảnh báo tổn thương da từ tia cực tím Giãn tĩnh mạch có đi bộ được không? Những điều cần biết. Sốt siêu vi có kèm phát ban không? Triệu chứng nhận biết. Ánh nắng mặt trời chứa tia cực tím (UV) – không chỉ gây sạm da, ung thư da mà còn có thể kích hoạt viêm da […] Người bị giãn tĩnh mạch chi dưới thường băn khoăn không biết nên lựa chọn hình thức vận động nào phù hợp Giãn tĩnh mạch có đi bộ được không? Những điều cần biết Sốt siêu vi có kèm phát ban không? Triệu chứng nhận biết. Sốc nhiệt là gì? Cách nhận biết và xử lý kịp thời. Người bị suy giãn tĩnh mạch chi dưới thường băn khoăn không biết nên lựa chọn hình thức vận động nào phù hợp, đặc biệt là […] Sốt siêu vi có kèm phát ban không? Triệu chứng nhận biết Sốt siêu vi có kèm phát ban không? Triệu chứng nhận biết Sốt siêu vi là bệnh lý phổ biến, đặc biệt dễ xuất hiện khi thời tiết giao mùa hoặc thay đổi đột ngột. Việc nhận biết chính xác các dấu hiệu của sốt siêu vi đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị và chăm sóc người bệnh. […] Tiêu chảy cấp khiến trẻ mệt mỏi Tiêu chảy cấp ở trẻ: Nguyên nhân phổ biến và cách chăm sóc Sốc nhiệt là gì? Cách nhận biết và xử lý kịp thời. Viên sắt cho phụ nữ mang thai: tác dụng và cách sử dụng đúng cách. Tiêu chảy cấp khiến trẻ mệt mỏi, biếng ăn và giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng. Nếu không được can thiệp kịp […] Sốc nhiệt có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng Sốc nhiệt là gì? Cách nhận biết và xử lý kịp thời Viên sắt cho phụ nữ mang thai: tác dụng và cách sử dụng đúng cách. Phương pháp sử dụng yến mạch có lợi cho sức khỏe. Trong những ngày hè nắng nóng gay gắt hoặc khi vận động mạnh trong môi trường nóng ẩm, cơ thể rất dễ gặp tình […] Bổ Sung Viên Sắt Cho Phụ Nữ Mang Thai Viên sắt cho phụ nữ mang thai: tác dụng và cách sử dụng đúng cách Giữ sức khỏe ổn định trong thai kỳ rất quan trọng. Việc bổ sung viên sắt cho phụ nữ mang thai giúp vận chuyển oxy và hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. Cùng tìm hiểu lợi ích và cách sử dụng hiệu quả. 1. Nguy cơ tiềm ẩn […]