Bệnh lý sỏi tuyến nước bọt gặp ở mọi lứa tuổi. Bệnh xuất hiện ở tuyến nước bọt dưới hàm chiếm 80%, trong khi ở tuyến nước bọt mang tai chiếm 20%. Người bệnh cần phát hiện sớm để tránh xảy ra các biến chứng.
Biểu hiện của bệnh sỏi tuyến nước bọt
Sỏi tuyến nước bọt là gì?
Sỏi tuyến nước bọt là tình trạng đóng khối Calcium (>90%) và phosphate ở đường ra của các tuyến nước bọt. Quá trình này hình thành khi có sự đông vón các chất xuất tiết và các tế bào biểu bì của ống dẫn nước bọt đổ ra khoang miệng do vi khuẩn và quá trình viêm mạn tính.
Thông thường, các tuyến dưới hàm nằm ở sàn miệng sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi sỏi và ít bị ảnh hưởng hơn là tuyến mang tai, nằm bên trong má và những tuyến nằm dưới lưỡi. Nếu bạn bị đau miệng thường xuyên và bị các bệnh liên quan đến các tuyến dưới cằm, má và lưỡi thì bạn nên đến bác sĩ để được chẩn đoán chính xác. Có thể bạn đang bị bệnh sỏi tuyến nước bọt.
Những nguy cơ dẫn đến hình thành sỏi tuyến nước bọt
- Sỏi có thể hình thành do việc sử dụng thuốc như thuốc huyết áp, thuốc kháng histamine. Việc dùng những loại thuốc này khiến làm giảm lượng nước bọt được các tuyến tiết ra và xuất hiện sỏi.
- Cơ thể bị mất nước hoặc bị thiếu nước cũng là một trong những nguy cơ hàng đầu khiến bạn bị mắc loại bệnh này. Do khi mất nước làm cho nước bọt trở nên cô đặc hơn và hình thành sỏi.
- Không ăn đủ chất dinh dưỡng thực phẩm: rau xanh, thịt, cá,… theo bác sĩ – giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cũng là nguyên nhân gây tụt giảm khả năng tiết nước bọt.
Biểu hiện và các biến chứng thường gặp của bệnh sỏi tuyến nước bọt
Giai đoạn sỏi có kích thước nhỏ: gây nên tình trạng bán tắc ống dẫn lưu, tuyến nước bọt sẽ to ra khi ăn uống đặc biệt là thức ăn vị chua, sau đó tuyến nước bọt lại trở lại kích thước bình thường. Những sỏi nhỏ có thể bị đẩy ra khoang miệng qua lỗ thoát Wharton, Stesnon.
Giai đoạn sỏi có kích thước lớn: gây tắc hoàn toàn các chất xuất tiết của tuyến làm cho tuyến nước bọt sưng phồng, dần dần gây phì đại và nhiễm trùng tuyến. Khối sưng trở nên nóng đỏ, ấn đau. Bệnh nhân có thể sốt cao, nuốt đau…Áp-xe tuyến mang tai có thể gây liệt mặt tạm thời hoặc vĩnh viễn. Viêm tuyến dưới hàm có thể gây viêm tấy sàn miệng, nhiễm trùng trung thất.
Các bệnh nhân cũng có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy đến cơ sở y tế để thăm khám và tham khảo ý kiến bác sĩ.
Phương pháp điều trị bệnh sỏi tuyến nước bọt hiệu quả
Phương pháp điều trị hữu hiệu nhất là loại bỏ sỏi, các bác sĩ hay nha sĩ có thể đề nghị bạn hút các giọt nước chanh không đường và uống nhiều nước. Mục đích của việc này là để gia tăng sản xuất nước bọt và đẩy sỏi ra khỏi ống dẫn. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể di chuyển sỏi bằng cách sử dụng nhiệt và nhẹ nhàng mát xa khu vực bị ảnh hưởng xung quanh.
Các bước bạn có thể làm ở nhà để điều trị bệnh sỏi tuyến nước bọt hiệu quả:
- Uống nhiều nước;
- Sử dụng chanh không đường để làm tăng nước bọt;
- Những cách khác để loại bỏ sỏi:
- Mát xa tuyến với nhiệt. Bác sĩ hay nha sĩ có thể đẩy sỏi ra khỏi các ống dẫn;
- Trong một số trường hợp, bạn có thể cần phẫu thuật để lấy hòn sỏi ra;
- Một điều trị mới hơn sử dụng sóng sốc để phá vỡ sỏi thành miếng nhỏ là một lựa chọn khác;
- Nội soi tuyến nước bọt có thể chẩn đoán và điều trị sỏi ở các ống dẫn tuyến nước bọt bằng cách sử dụng máy ảnh thu nhỏ và các dụng cụ;
- Nếu sỏi gây nhiễm trùng hay tái phát thường xuyên, bạn có thể cần phẫu thuật để loại bỏ tuyến nước bọt.
- Chế độ sinh hoạt phù hợp
- Bạn có thể hạn chế diễn tiến bệnh này bằng cách áp dụng các biện pháp sau đây:
- Uống 6 đến 8 ly nước mỗi ngày;
- Mát xa tuyến nước bọt sau bữa ăn để làm sạch tuyến;
- Sử dụng thuốc kháng histamine theo toa thay vì các thuốc tự mua.
Nguồn: caodangyduocpasteur.com.vn