Việc đổi ngành học sau khi trúng tuyển hoặc đã học một thời gian hiện tại có một số ít trường cho chuyển sang ngành khác còn đa phần các trường không cho sinh viên chuyển đổi.
- Công bố điểm liệt cho kỳ thi thpt quốc gia năm 2019
- Tuyển sinh vào quân đội năm 2019 tuyển thí sinh nữ cận không quá 3 điốp
- Trường ĐH đầu tiên ấn định tuyển sinh bằng hình thức xét học bạ năm 2019
Thí sinh trúng tuyển Đại học có được đổi ngành học
Không ít học sinh có ý định xác định trúng tuyển vào trường đó rồi sẽ có nguyện vọng xin sang ngành khác. Hoặc sinh viên sau một thời gian học mới nhận ra không phù hợp và muốn đổi ngành. Tuy nhiên, xét về mặt quy chế thì hiện nay các trường đa phần chưa cho sinh viên đổi ngành như thế này.
Điều này bắt nguồn từ điểm trúng tuyển đầu vào các ngành khác nhau mà quy định, khi trúng tuyển vào trường lấy điểm chuẩn theo ngành thì thí sinh không được phép xét tuyển.
Lý giải từ thực tế việc không cho đổi ngành khi trúng tuyển Đại học dẫn đến hệ lụy bỏ học. TS Trần Đình Lý, Trưởng phòng Đào tạo, Đại học Nông Lâm TP.HCM, cho biết:
“hàng năm có dăm ba chục sinh viên đề nghị xin chuyển ngành. Tuy nhiên, đó mới là bề nổi bởi con số hàng trăm sinh viên nghỉ học, bị buộc thôi học mỗi năm cũng có nguyên nhân từ việc chọn nghề, ngành không phù hợp và không có cơ hội đổi ngành trong cùng trường.”
Để hạn chế việc này cũng như để sinh viên có thể lựa chọn ngành phù hợp cho mình. Nhiều trường Đại học khi thông báo tuyển sinh sẽ tuyển và học chung năm thứ nhất sau đó sẽ cho sinh viên lựa chọn ngành sau khi kết thúc năm nhất hoặc năm hai.
Đây cũng là cách làm khoa học mà nhiều trường Đại học lớn thực hiện, để thí sinh sau khi trúng tuyển đại học có thể xác định và lựa chọn các ngành gần phù hợp với khả năng.
Cũng theo nhiều chuyên gia giáo dục, việc lựa chọn ngành nghề năm đầu cấp rất quan trọng nhất là tư vấn nghề nghiệp dưới các bậc học phổ thông. Hiện nay việc làm này ở Việt Nam vẫn còn mơ hồ, học sinh đa phần là chọn theo sở thích hoặc là ngẫu nhiên mà không có cơ sở tham khảo nào.
Theo ThS Nguyễn Văn Đương, Phó trưởng Phòng Quản lý đào tạo Trường Đại học Kinh tế TP HCM, cho rằng:
“chọn đúng ngành để học đối với sinh viên là hạnh phúc. Tuy nhiên, có khá nhiều sinh viên đã không chọn đúng ngành phù hợp do công tác định hướng, giáo dục nghề nghiệp ở bậc phổ thông nhìn chung chưa tốt; mặt khác, những quy định về tuyển sinh trong 2 năm 2015 và 2016 khiến thí sinh chạy đua để trúng tuyển hơn là để trúng vào ngành phù hợp với bản thân.”
PGS-TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM, cho rằng nhiều bậc cha mẹ vẫn định hướng nghề nghiệp cho con vào nghề mình thích mà không cần biết nó có phù hợp với con không. Vậy nên, khi vào học được một thời gian thì sinh viên nhận ra mình không phù hợp, sinh ra chán nản, việc học vì thế sa sút.
Thực tế cuối năm 2018 nhiều trường Đại học đã công bố danh sách hàng trăm sinh viên bị buộc thôi học do có kết quả học tập kém. Đây là những sinh viên có điểm trung bình chung tích lũy quá thấp, không đủ điều kiện tiếp tục theo học.
Tổng hợp tin giáo dục về kỳ thi THPT Quốc Gia