Chẩn đoán điều dưỡng là một khái niệm thường gặp trong các cơ sở y tế. Vậy chẩn đoán điều dưỡng thực chất là gì? Những yêu cầu đối với chẩn đoán điều dưỡng như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm.
- Kỹ thuật tiêm truyền tĩnh mạch là gì? Quy trình thực hiện như thế nào?
- Điều dưỡng có được phép tiêm Filler không? Các quy định cụ thể ra sao?
1. Chẩn đoán điều dưỡng là gì?
Chẩn đoán điều dưỡng là một phần trong quy trình điều dưỡng., được Hiệp hội Chẩn đoán Bắc Mỹ (NANDA) phát triển thành hệ thống phân loại và áp dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia. Đây là việc đánh giá tình trạng sức khỏe của bệnh nhân dựa trên thông tin thu thập được, từ đó giúp điều dưỡng lập kế hoạch can thiệp và chăm sóc.
Đây là bước quan trọng giúp điều dưỡng:
- Xác định vấn đề ưu tiên và đưa ra can thiệp phù hợp.
- Xây dựng mục tiêu chăm sóc bảo đảm chất lượng cho bệnh nhân.
- Hiểu được phản ứng của bệnh nhân đối với vấn đề sức khỏe hiện tại và tiềm ẩn, đồng thời tìm cách phòng ngừa hoặc giải quyết vấn đề.
- Cung cấp ngôn ngữ chung và tạo nền tảng giao tiếp giữa các chuyên gia điều dưỡng và nhóm chăm sóc sức khỏe.
- Đánh giá hiệu quả chăm sóc và chi phí điều trị.
Đối với sinh viên điều dưỡng/Cao đẳng Điều dưỡng, chẩn đoán điều dưỡng là công cụ phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề và tư duy phản biện. Tại Việt Nam, chẩn đoán điều dưỡng vẫn còn nhiều tranh cãi, chưa thống nhất giữa các bệnh viện và cơ sở đào tạo. Cần có sự đầu tư để xây dựng một hệ thống chẩn đoán thống nhất, giúp nâng cao chất lượng chăm sóc bệnh nhân.
2. Yêu cầu đối với chẩn đoán điều dưỡng
Để đưa ra chẩn đoán điều dưỡng chính xác, phải dựa trên thông tin thu thập được từ bệnh nhân sau khi điều dưỡng đã theo dõi và thăm khám kỹ lưỡng.
- Chẩn đoán điều dưỡng cần chỉ rõ vấn đề của bệnh nhân mà điều dưỡng cần can thiệp. Khi đưa ra chẩn đoán, điều dưỡng cần chú ý:
- Ngắn gọn và rõ ràng.
- Chính xác dựa trên thông tin thực tế. Một chẩn đoán điều dưỡng thường gồm ba phần:
- Vấn đề của bệnh nhân.
- Các yếu tố liên quan hoặc nguyên nhân.
- Các dấu hiệu và triệu chứng chứng minh cho vấn đề đó.
3. Các loại chẩn đoán điều dưỡng
Chẩn đoán điều dưỡng có thể thay đổi tùy theo mức độ phản ứng của bệnh nhân với tình trạng sức khỏe. Một bệnh nhân có thể có nhiều chẩn đoán điều dưỡng, được sắp xếp theo mức độ ưu tiên.
Theo tiêu chuẩn quốc tế NANDA, có 4 loại chẩn đoán điều dưỡng:
Chẩn đoán các nhu cầu thực tế (Actual nursing diagnosis): Là chẩn đoán xác định dựa trên vấn đề hiện tại của bệnh nhân. Nó không nên được coi là quan trọng hơn chẩn đoán nguy cơ. Ví dụ: Kiểu thở không hiệu quả, mệt mỏi, đau cấp…
Chẩn đoán nguy cơ (Risk nursing diagnosis): Là chẩn đoán không xuất hiện ở thời điểm hiện tại nhưng có thể xảy ra nếu không được can thiệp. Thường gồm hai phần: Nguy cơ và yếu tố nguy cơ. Ví dụ: Nguy cơ viêm, nguy cơ té ngã…
Chẩn đoán thúc đẩy thay đổi hành vi sức khỏe (Health Promotion nursing diagnosis): Là đánh giá động lực và mong muốn cải thiện, tăng cường sức khỏe của cá nhân, gia đình hoặc cộng đồng. Thường chỉ gồm nhãn chẩn đoán hoặc một phần tuyên bố. Ví dụ: Sẵn sàng tự chăm sóc nhịp tim, sẵn sàng nuôi dạy con…
Chẩn đoán hội chứng (Syndrom nursing diagnosis): Là chẩn đoán được dự đoán sẽ xuất hiện do một vấn đề hoặc tình huống nhất định. Ví dụ: Hội chứng kích thích bàng quang, hội chứng đau sau chấn thương, hội chứng suy yếu người cao tuổi.
4. Quá trình xây dựng chẩn đoán điều dưỡng
Tại Blog sinh viên – trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: Quá trình chẩn đoán điều dưỡng yêu cầu người điều dưỡng sử dụng tư duy phản biện. Bên cạnh việc hiểu rõ các chẩn đoán điều dưỡng và ý nghĩa của chúng, điều dưỡng cần nhận thức các đặc điểm, hành vi xác định của chẩn đoán, các yếu tố liên quan và biện pháp can thiệp phù hợp.
Dưới đây là quy trình xây dựng chẩn đoán điều dưỡng:
– Đánh giá tình trạng: Thu thập thông tin về bệnh nhân một cách có hệ thống.
– Phân loại thông tin: Sử dụng kiến thức và kỹ năng để phân loại thông tin đã thu thập và đề xuất phương án giải quyết vấn đề.
– Đưa ra giả thuyết: Hình dung các giải pháp và chọn lựa phương án phù hợp nhất.
– Xác định các vấn đề ưu tiên: Lựa chọn những vấn đề cần giải quyết ngay, ưu tiên các triệu chứng và nhu cầu ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn của bệnh nhân.
– Lập kế hoạch: Xây dựng kế hoạch giải quyết các vấn đề dựa trên tình hình thực tế, nhằm đạt được kết quả chăm sóc mong muốn.
– Thực hiện: Thực hiện theo kế hoạch đã đề ra, đồng thời quan sát và đánh giá tình trạng bệnh nhân để điều chỉnh hoạt động chăm sóc phù hợp.
– Đánh giá: Đánh giá tình trạng bệnh nhân và quá trình chăm sóc để có hướng giải quyết thích hợp.
Qua bài viết này, Trường Cao đẳng Y Dược TPHCM đã cung cấp đầy đủ thông tin chi tiết về chẩn đoán điều dưỡng. Hy vọng bài viết sẽ mang lại giá trị và giải đáp những câu hỏi của các bạn.