Thứ Hai – Chủ Nhật: 7:00 – 18:00

Kỹ thuật tiêm truyền tĩnh mạch là gì? Quy trình thực hiện như thế nào?

Kỹ thuật tiêm truyền tĩnh mạch là một kỹ năng quan trọng mà Điều dưỡng viên cần nắm vững. Vậy, kỹ thuật tiêm truyền tĩnh mạch là gì và quy trình thực hiện ra sao? Cùng tư vấn Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur khám phá câu trả lời trong bài viết dưới đây.

1. Kỹ thuật tiêm truyền tĩnh mạch là gì?

Kỹ thuật tiêm truyền tĩnh mạch là quy trình mà Điều dưỡng/Cao đẳng Điều dưỡng đưa một lượng chất lỏng vào hệ tuần hoàn qua tĩnh mạch. Đây là kỹ thuật cơ bản mà những ai đang học và muốn trở thành Điều dưỡng viên cần nắm vững.

Phương pháp này giúp thuốc được đào thải nhanh hơn so với các hình thức tiêm khác, đồng thời hạn chế số lần lấy ven. Đặc biệt, khi sức khỏe bệnh nhân suy yếu, việc lấy ven khó khăn, kim luồn vẫn đảm bảo chức năng truyền dịch.

Tiêm truyền tĩnh mạch thường được chỉ định trong những trường hợp sau:

Người bệnh cần cấp cứu hoặc cần thuốc có tác dụng nhanh khi đưa vào cơ thể.

Bổ sung và điều chỉnh tình trạng mất cân bằng nước, điện giải, duy trì cân bằng axit-bazơ.

Cung cấp dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể.

Người bệnh hôn mê, kiệt sức, không thể uống thuốc hoặc bị nôn mửa liên tục.

Truyền thuốc điều trị các bệnh khác nhau.

Chẩn đoán và xét nghiệm: thuốc tiêm vào tĩnh mạch để chụp X-quang gan, thận, túi mật,…

<center><em>Sử dụng tiêm truyền tĩnh mạch là phương pháp tiêm truyền lâm sàng phổ biến</em></center>
Sử dụng tiêm truyền tĩnh mạch là phương pháp tiêm truyền lâm sàng phổ biến

2. Vị trí thực hiện kỹ thuật tiêm truyền tĩnh mạch

Các vị trí tiêm tĩnh mạch thường được lựa chọn dựa trên các tĩnh mạch dễ nhận thấy, lớn, ít di động và có tính di truyền thấp, bao gồm:

Tĩnh mạch ở hai bên thái dương.

Tĩnh mạch ở các vùng mu bàn tay, bàn chân, cổ tay, cổ chân, khuỷu tay,…

Khu vực bẹn (vùng cơ khuỷu) trong một số trường hợp đặc biệt.

Tùy vào vị trí tiêm và truyền, có thể phân thành các loại như truyền tĩnh mạch trung tâm, truyền tĩnh mạch ngoại vi, truyền dinh dưỡng tĩnh mạch hoàn toàn,… Kích thước kim luồn sẽ được điều chỉnh tùy vào từng trường hợp, với phạm vi dao động từ 1.4 – 2.4 mm.

3. Quy trình kỹ thuật tiêm tĩnh mạch theo các bước

Quá trình tiêm tĩnh mạch cho bệnh nhân được thực hiện qua các bước sau đây. Giảng viên tại Cao đẳng Y Dược TPHCM – trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ gồm:

Bước 1: Chuẩn bị trước tiêm

Chuẩn bị cho Điều dưỡng: Rửa tay, sát khuẩn theo quy định và mặc trang phục bảo hộ.

Chuẩn bị cho bệnh nhân và gia đình: Thông báo và giải thích cho bệnh nhân cùng gia đình về quy trình tiêm, hỏi về tiền sử dị ứng, thực hiện test kháng sinh và kiểm tra các dấu hiệu sinh tồn.

Chuẩn bị dụng cụ tiêm: Chuẩn bị bơm kim tiêm phù hợp, kim luồn với các cỡ tương ứng với độ tuổi bệnh nhân, bông gạc, cồn 70 độ, hộp chống sốc, găng tay, thùng đựng rác thải y tế và hộp đựng vật sắc nhọn.

Chuẩn bị thuốc: Lấy thuốc theo y lệnh, chuẩn bị dung môi, nước cất pha tiêm, đường glucose 5% (nếu có chỉ định pha tiêm).

<center><em>Người bệnh sẽ được chuẩn bị tâm lý trước khi tiến hành tiêm</em></center>
Người bệnh sẽ được chuẩn bị tâm lý trước khi tiến hành tiêm

Bước 2: Các bước thực hiện tiêm truyền tĩnh mạch

Tiến hành tiêm tĩnh mạch theo nguyên tắc 5 đúng:

  • Đúng bệnh nhân
  • Đúng thuốc
  • Đúng đường dùng
  • Đúng liều lượng
  • Đúng thời gian

Việc cắm kim vào tĩnh mạch phải được thực hiện bởi bác sĩ hoặc nhân viên y tế có chuyên môn và kinh nghiệm để đảm bảo an toàn, tránh gây tổn thương cho mạch máu.

Quy trình các bước thực hiện tiêm tĩnh mạch như sau:

– Rửa tay, sát khuẩn tay, và sát khuẩn nắp lọ thuốc cùng dung môi.

– Pha thuốc, lắc đều, kiểm tra chất lượng thuốc (màu sắc, tính chất,…) để đảm bảo thuốc đạt chất lượng sử dụng.

– Lấy thuốc đúng theo chỉ định.

– Xác định vị trí tiêm phù hợp, buộc dây garo (nếu cần).

– Sát khuẩn vùng tiêm bằng bông thấm cồn 70 độ theo hình xoáy chôn ốc, để da khô.

– Đưa kim tiêm vào tĩnh mạch: Một tay đỡ vùng tiêm (tay hoặc chân), kéo căng da, tay còn lại cầm kim, mũi kim vát ngửa lên, chích kim với góc khoảng 30°. Khi thấy máu trào ra từ đốc kim, dừng lại.

– Tháo dây garo (nếu có), tiêm thuốc từ từ theo chỉ định bác sĩ, theo dõi bệnh nhân trong suốt quá trình.

– Rút kim nhanh chóng, kéo căng da và đặt bông vào vị trí tiêm khi thuốc đã tiêm hết.

– Đưa bệnh nhân về tư thế thoải mái, hướng dẫn bệnh nhân và gia đình theo dõi các dấu hiệu bất thường như sắc mặt, tri giác, tình trạng hô hấp, v.v.

– Thu dọn dụng cụ, rửa tay sạch và ghi chép vào hồ sơ bệnh án.

Bước 3: Theo dõi trong và sau tiêm tĩnh mạch

Theo dõi trong quá trình tiêm: Quan sát sắc mặt bệnh nhân, nếu có dấu hiệu sốc phản vệ, ngừng tiêm và thông báo bác sĩ để xử trí theo phác đồ. Trong quá trình tiêm, có thể xảy ra tình trạng tắc kim, phồng tại nơi tiêm, hoặc bệnh nhân cảm thấy hoảng sợ.

Theo dõi sau tiêm: Quan sát phản ứng dị ứng muộn, như nổi mẩn đỏ tại chỗ tiêm hoặc toàn thân.

<center><em>Theo dõi sau tiêm đề phòng phản ứng dị ứng muộn</em></center>
Theo dõi sau tiêm đề phòng phản ứng dị ứng muộn

4. Biến chứng và cách xử trí khi tiêm tĩnh mạch

Kỹ thuật tiêm truyền tĩnh mạch có thể gặp một số biến chứng nếu thực hiện sai quy trình, bao gồm:

– Tắc kim

Nguyên nhân: Máu vào bơm tiêm nhưng đông lại ở đầu mũi kim, khiến kim tiêm không thể bơm thuốc.

Xử trí: Rút kim ra, thay kim mới và tiêm lại.

– Phồng nơi tiêm

Nguyên nhân: Kim tiêm đi qua mạch máu hoặc mũi kim không hoàn toàn vào lòng mạch.

– Xử trí:

Không điều chỉnh kim vì có thể làm tình trạng phù thêm, rút kim ra và thay kim khác.

Hướng dẫn bệnh nhân chườm lạnh tại chỗ tiêm để giảm đau, sau đó chườm ấm để làm tan máu tụ và giúp thuốc tan nhanh.

– Tắc mạch do khí

Nguyên nhân: Không khí từ bơm tiêm xâm nhập vào mạch máu hoặc tiêm nhầm thuốc dạng sữa, tan trong dầu.

Xử trí:

Đuổi khí bằng cách kéo nòng bơm, để bơm tiêm thẳng ngang tầm mắt rồi đẩy nòng lên, đẩy khí ra từ từ.

Nếu khí nhỏ, có thể kéo nòng và đợi khí di chuyển về đầu kim rồi đẩy khí ra. Nếu khí nhiều, kéo nòng tạo khoảng trống và nhẹ nhàng lắc bơm để khí phân tán đều.

– Sốc phản vệ

Nguyên nhân: Phản ứng của cơ thể đối với thuốc.

Biểu hiện: Bệnh nhân có thể cảm thấy bồn chồn, hoảng hốt, sợ hãi, hoặc hôn mê, mạch nhanh, khó bắt, khó thở, tím tái. Các triệu chứng nhẹ hơn có thể bao gồm mẩn ngứa, ban đỏ, mày đay dị ứng.

Xử trí: Ngừng tiêm và xử trí theo phác đồ cấp cứu sốc phản vệ.

– Nhiễm khuẩn

Nguyên nhân: Vô khuẩn không đúng cách hoặc lưu kim quá lâu.

Xử trí: Đảm bảo thực hiện đúng quy trình vô khuẩn trước, trong và sau khi tiêm.

Trên đây là các thông tin chi tiết về kỹ thuật tiêm truyền tĩnh mạch. Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp bạn nắm vững kiến thức để theo đuổi ngành Y Dược.

Nguồn: Blog sinh viên – Trường Cao đẳng Y dược Pasteur

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y DƯỢC PASTEUR TUYỂN SINH TPHCM

VPTS - ĐT Quận Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 – 09.6295.6295
VPTS - ĐT Quận Bình Tân: 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP.HCM. Tư vấn: 0799.913.913 - 0788.913.913

Gặp Tư vấn

Top