Bộ GD&ĐT đang rà soát toàn bộ các ngành đào tạo trình độ ĐH và sẽ dừng tuyển sinh đối với các trường không đáp ứng nhu cầu.
- Tuyển sinh ĐH 2019 học sinh không nên đăng ký quá nhiều nguyện vọng
- Bộ GD&ĐT công bố quy chế tuyển sinh đại học 2019
- Tuyển sinh năm 2019 các trường đồng loạt tăng điều kiện xét tuyển
Sẽ dừng tuyển sinh với các trường không đạt yêu cầu
Theo đó tại hội nghị bàn về tuyển sinh năm 2019 với các trường Đại học đang diễn ra. Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Lê Hải An cho biết, về phía Bộ GD-ĐT, cũng như các cơ quan quản lý Nhà nước có 2 đề án xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Đề án thứ nhất có liên quan trực tiếp đến các trường Đại học – Cao đẳng trong khối Sư phạm, trong đó: Đề án sắp xếp lại các trường sư phạm và thành lập một số trường sư phạm trọng điểm. Đề án này nếu được phê duyệt sắp tới một số trường Đại học Sư phạm – Cao đẳng Sư phạm, trung cấp sư phạm sẽ buộc phải sáp nhập hoặc giải thể.
Còn với đề án thứ hai đó là: Đề án sáp nhập, hợp nhất hoặc giải thể các cơ sở giáo dục ĐH yếu kém, không có đủ về điều kiện, cơ sở vật chất…
Theo đó, Bộ đang tăng cường thanh tra hoạt động đào tạo, tuyển sinh của các trường ĐH. Nếu trường nào vi phạm hay không đáp ứng được yêu cầu đề ra, Bộ sẽ dừng tuyển sinh.
Thứ trưởng Lê Hải An cũng cho biết, trong năm 2019, Bộ GD-ĐT sẽ chỉ đạo xây dựng trình Thủ tướng trong năm 2020 về Quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục ĐH và sư phạm giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050.
Nhiều trường trước đó đã phải dừng tuyển sinh
Trước đó, thì Tiến sĩ Bùi Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT) trả lời truyền thông báo chí cho hay:
“Việc rà soát các ngành đào tạo là một trong những hoạt động thực hiện chức năng quản lý nhà nước của Bộ đối với giáo dục ĐH. Mục đích là để xem xét, đánh giá quy mô, cơ cấu các ngành đào tạo hiện đang triển khai tại các cơ sở giáo dục ĐH; kiểm tra, giám sát các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo…”.
Năm 2011, Bộ đã triển khai rà soát toàn bộ các chuyên ngành đào tạo trình độ tiến sĩ, năm 2012 các ngành đào tạo thạc sĩ. Năm 2013, các ngành đào tạo trình độ ĐH và năm 2014 sẽ rà soát các ngành đào tạo ở trình độ CĐ. Dự kiến năm nay rà soát 2.000 ngành đào tạo của các cơ sở giáo dục ĐH.
Cũng theo ông Tuấn các tiêu chí mà Bộ đưa ra để ra soát sẽ dựa trên những quy định hiện hành của nhà nước về điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục ĐH. Bộ tập trung vào các điều kiện về đội ngũ giảng viên (đáp ứng yêu cầu về số lượng và chất lượng theo quy định), cơ sở vật chất, nhu cầu xã hội về ngành đào tạo…
Bộ đã yêu cầu các cơ sở giáo dục ĐH công bố chuẩn đầu ra, đó là sự thể hiện cam kết của các trường với người học. Nếu cơ sở nào chưa công bố chuẩn đầu ra và chưa thực hiện trách nhiệm đối với người học, xã hội cũng như các bên liên quan thì sẽ bị xử lý theo các quy định hiện hành.
Trên cơ sở rà soát đó Bộ sẽ có phân tích đánh giá về cơ cấu, quy mô ngành đào tạo; có giải pháp điều chỉnh, quy hoạch lại cơ cấu ngành đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội.
Đối với các cơ sở giáo dục ĐH, sẽ phải tập trung vào nâng cao các điều kiện đảm bảo chất lượng, nhất là về đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất; chú trọng tới xây dựng và công bố chuẩn đầu ra để xã hội giám sát, chú ý tới xây dựng và phát triển ngành đào tạo theo hướng chất lượng và hiệu quả. Đây là trách nhiệm và nghĩa vụ của các trường nếu muốn tồn tại, điều này sẽ có lợi hơn đối với người học.
Trong trường hợp đối với ngành đào tạo không đáp ứng được các điều kiện đảm bảo chất lượng theo quy định, Bộ kiên quyết dừng tuyển sinh và thu hồi quyết định mở ngành.
Trên thực tế, Bộ đã thu hồi quyết định của 57 chuyên ngành đào tạo tiến sĩ của 27 cơ sở đào tạo; dừng tuyển sinh 161 ngành/chuyên ngành đào tạo trình độ thạc sĩ.
Cũng theo ông Tuấn, trên thực tế đã có những ngành, chuyên ngành đào tạo phải dừng tuyển sinh. Sau một năm dừng tuyển sinh mà cơ sở đào tạo không có biện pháp và không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến dừng tuyển sinh thì sẽ bị thu hồi quyết định mở ngành (cũng có nghĩa là dừng đào tạo).
Trong mọi trường hợp, cơ sở đào tạo phải có trách nhiệm đối với người học, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người học. Theo ông Tuấn, đa phần những ngành bị dừng tuyển sinh thì sẽ rất khó thu hút được người học ngay sau đó. Và điều này sẽ dẫn đến việc dừng đào tạo.
Do đó ngay từ bây giờ các trường phải có những xác định để nâng cao chất lượng cũng như đội ngũ giáo viên giảng viên để đáp ứng trong thời buổi giáo dục toàn cầu.
Tổng hợp tin giáo dục về kỳ thi THPT Quốc Gia