Với việc cắt hỗ trợ từ ngân sách thành phố mà vẫn giữ mức học phí đào tạo các ngành Y dược khoảng 13 triệu 1 năm trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch đang phải chật vật để tồn tại và nguy cơ mất đội ngũ giảng viên giỏi.
- Lý do các trường Đại học Y dược hủy thi riêng ở phút chót
- Một số điều chỉnh của Dự thảo Quy chế thi tốt nghiệp năm 2020
- Quy định sắp xếp thí sinh trong phòng thi tốt nghiệp 2020
Sinh viên Y dược trong giờ thực hành
Học phí 13 triệu 1 năm trường Y ở Sài gòn chật vật tồn tại
Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch là trường đào tạo Y dược trực thuộc Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Theo đó hiện tại trường này đã đề xuất được tự chủ nhưng chưa được phê duyệt, với mức học phí đối với sinh viên có hộ khẩu tại Thành phố Hồ Chí Minh là 11,8 triệu đồng/năm (305 nghìn đồng/tín chỉ). Còn mức thu đối với sinh viên ngoại tỉnh là 22 triệu đồng/năm (560 nghìn đồng/tín chỉ).
Mới đây nhất, trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch đã công bố phương án tuyển sinh đồng thời kèm mức thu học phí theo tín chỉ, dự kiến khoảng 13 triệu đồng/năm đối với sinh viên có hộ khẩu tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đại diện trường này cho biết, với mức thu học phí trên 1 năm như trên trường sẽ khó có thể cân đối được nguồn lực.
Cụ thể, theo Hiệu trưởng Ngô Minh Xuân cho hay theo tính toán, để đào tạo một sinh viên y khoa tối thiểu phải mất 32 triệu đồng/năm. Ông Xuân nhấn mạnh “Đây là khoản tối thiểu để đào tạo đảm bảo chất lượng”.
Trước đó theo ông Nguyễn Hữu Định – Trưởng phòng Khảo thí chất lượng Cao đẳng Y dược cũng cho hay, trường Đại học Y dược TPHCM mới đây cũng công bố mức học phí tự chủ khiến dự luận xôn xao. Tuy nhiên nhìn về phía đào tạo, đây thực sự là bài toán khó nếu muốn có chất lượng mà lại eo hẹp về kinh phí.
Cũng theo ông Xuân, vướng mắc của trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch ở chỗ, đó là Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cho phép trường tự chủ theo Nghị định 43, thuộc nhóm 1- tự chủ chi thường xuyên, giai đoạn 2018-2020.
Nhưng, về mặt học phí Nghị định 86/2015/NĐ-CP của Chính phủ (Quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 – 2016 đến năm học 2020 – 2021) xây dựng dựa trên Nghị định 16/2015/NĐ-CP (Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập) quy định mức trần học phí theo 2 nhóm. Tức là nhóm cơ sở giáo dục công lập chưa tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư. Ở nhóm này, học phí chỉ ở mức 1,18 – 1,3 triệu đồng/tháng.
Trước đó trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch cũng đã chủ động xin mức đào tạo học phí đối với ngành đào tạo Y đa khoa là 30 triệu 1 năm, còn những ngành khách thì thấp hơn tuy nhiên Sở Tài chính thành phố không đồng ý cho thu mức này dù đã cắt khoản ngân sách hỗ trợ 82,6 tỉ đồng/năm.
Nguy cơ mất nhiều giảng viên giỏi vào các trường khác.
The cô Nguyễn Thị Thu – Cán bộ tuyển sinh Cao đẳng Điều dưỡng cho biết, hiện nay ngành Y dược đang được quan tâm đào tạo do đó nhiều trường Đại học, Cao đẳng tham gia vào quá trình đào tạo. Không ít những trường tư thục được cấp phép đào tạo đối với ngành Y đa khoa và đã công bố mức học phí rất cao kèm chất lượng giảng dạy và chế độ đãi ngộ…
Trong khi thu nhập bình quân ở giảng viên của trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch theo Hiệu trưởng Xuân cho biết chỉ hơn chục triệu mỗi tháng trong khi cùng vị trí đó ở các trường khác trả tới hơn trăm triệu mỗi tháng. Đại diện trường này cho biết đây là nguy cơ mất nhiều giảng viên giỏi. Thậm chí nếu một giáo sư “ra đi”, thì thậm chí trường còn có nguy cơ mất mã ngành đào tạo”.
Lấy ví dụ để minh chứng cho lời nói của mình, Hiệu trưởng trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch cho hay, mức học phí hiện nay là quá thấp và bất hợp lý, không đủ để trả các chi phí chứ chưa nói tới phát triển của trường. Ông Xuân so sánh: “Ở các nước tiên tiến, chi phí cho đào tạo Y khoa là 50-60.000 USD/năm. Khu vực Đông Âu thấp nhất cũng 40.000 USD/năm. Ngay cả Thái Lan cũng hơn 10.000 USD/năm. Không đâu như Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, chỉ hơn 500 USD/năm”.
Trường Cao đẳng Y dược Pasteur tổng hợp.