Thứ Hai – Chủ Nhật: 7:00 – 18:00

Các loại thuốc điều trị viêm họng hiện được bác sĩ kê đơn sử dụng

Hầu hết mọi người đều có thể bị viêm họng nhiều lần trong đời, nhưng không phải ai cũng biết về các loại thuốc điều trị và cách sử dụng hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ liệt kê một số loại thuốc thường dùng.

1. Tổng quan về viêm họng

Để sử dụng thuốc viêm họng hiệu quả, bạn cần nắm rõ định nghĩa, nguyên nhân và triệu chứng của viêm họng.

Viêm họng là tình trạng cổ họng bị sưng, đau, ngứa rát, gây khó chịu khi nói và ăn uống. Đôi khi, viêm họng còn kèm theo sốt và ho. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ em hoặc những người sống trong môi trường ô nhiễm.

Viêm họng - một bệnh lý rất phổ biến ai cũng có thể bị
Viêm họng – một bệnh lý rất phổ biến ai cũng có thể bị

Cô Thanh Nga giảng viên tại Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết:

1.1. Nguyên nhân gây viêm họng

Nguyên nhân chủ yếu gây viêm họng là do virus, chiếm đến 90% các trường hợp. Ngoài ra, viêm họng có thể do vi khuẩn, dị ứng, chất kích thích, không khí lạnh, dị vật trong cổ họng, hoặc do la hét.

Viêm họng cũng có thể là biến chứng của các bệnh lý như trào ngược dạ dày thực quản, HIV, hoặc ung thư vùng họng. Xác định nguyên nhân là rất quan trọng để bác sĩ có thể chỉ định thuốc điều trị phù hợp.

1.2. Triệu chứng viêm họng

Triệu chứng chính của viêm họng bao gồm cổ họng sưng đau, ngứa rát, khó nuốt, ho, và sốt. Nếu viêm họng do bệnh lý, có thể kèm theo triệu chứng như thay đổi giọng nói (khàn, trầm), ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, và đau tức vùng thượng vị.

2. Các loại thuốc viêm họng

Nếu viêm họng kèm sốt cao thì bạn có thể được dùng thuốc hạ sốt
Nếu viêm họng kèm sốt cao thì bạn có thể được dùng thuốc hạ sốt

Tùy thuộc vào nguyên nhân và tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc viêm họng phù hợp. Với sinh viên Cao đẳng dược cô chia sẻ thêm Các loại thuốc thường dùng bao gồm:

2.1. Thuốc hạ sốt, giảm đau

Những thuốc này thường được chỉ định cho viêm họng do virus. Dù viêm họng do virus thường tự khỏi nhờ hệ miễn dịch, nếu bạn bị sốt cao và đau họng nhiều, bác sĩ có thể kê đơn Paracetamol hoặc Ibuprofen để hạ sốt và giảm đau.

2.2. Thuốc trị ho

Nếu viêm họng gây ra tình trạng ho nhiều, bác sĩ có thể kê đơn thuốc điều trị ho. Có hai loại chính: thuốc trị ho khan như Codein, Dextromethorphan và thuốc trị ho đờm như Bromhexin, Acetylcysteine.

2.3. Thuốc chống dị ứng

Khi viêm họng do dị ứng, bác sĩ có thể thêm thuốc chống dị ứng vào đơn thuốc để tăng cường hiệu quả điều trị và ngăn ngừa tái phát. Các thuốc chống dị ứng thường dùng bao gồm Histamin và Corticoid.

2.4. Thuốc chống trào ngược

Nếu viêm họng là do trào ngược dạ dày thực quản, bác sĩ sẽ kê thuốc chống trào ngược để hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa viêm họng mãn tính. Thuốc này giúp kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa bệnh tái phát.

2.5. Thuốc kháng sinh

Trong trường hợp viêm họng do vi khuẩn, việc sử dụng thuốc kháng sinh là cần thiết để tiêu diệt vi khuẩn và ngăn ngừa bội nhiễm. Một số kháng sinh thường dùng là Roxithromycin, Penicillin, và Augmentin.

Một ly nước ấm giúp làm dịu cổ họng hiệu quả
Một ly nước ấm giúp làm dịu cổ họng hiệu quả

3. Một số phương pháp điều trị viêm họng tại nhà

Ngoài việc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, bạn có thể thử các phương pháp sau để giảm triệu chứng viêm họng:

3.1. Súc miệng bằng nước muối:

Súc miệng với nước muối sinh lý hoặc nước muối tự pha có thể giúp giảm sưng, đau và ngứa rát do viêm họng. Nước muối có tính chất diệt khuẩn và kháng viêm, hỗ trợ làm giảm triệu chứng viêm họng.

3.2. Uống nước ấm:

Nước ấm có thể làm dịu cổ họng, kích thích tuần hoàn máu và giảm cảm giác khó chịu. Khi thấy cổ họng không thoải mái, hãy uống một ly nước ấm để cảm thấy dễ chịu hơn.

3.3. Trà gừng mật ong:

Gừng có tính ấm và sát khuẩn, trong khi mật ong có tính kháng viêm và giàu dưỡng chất tăng cường miễn dịch. Uống trà gừng mật ong có thể giúp bạn hồi phục nhanh chóng khi bị viêm họng hoặc các bệnh lý hô hấp.

3.4. Tắc chưng + đường phèn:

Nếu bạn bị viêm họng kèm ho đờm, có thể thử dùng tắc chưng đường phèn. Tắc giúp làm ấm cơ thể, tiêu đờm và diệt khuẩn, trong khi đường phèn có tác dụng thanh mát và nhuận phế. Sự kết hợp này hỗ trợ cơ thể hồi phục nhanh chóng từ các bệnh lý do nhiễm lạnh, virus hoặc vi khuẩn.

3.5. Lê hấp táo đỏ:

Đây là bài thuốc hiệu quả cho viêm họng và ho, đặc biệt an toàn cho trẻ em. Quả lê có tính mát, giúp tiêu đờm và nhuận phế, còn táo đỏ tăng cường sức đề kháng. Chưng lê và táo đỏ với đường phèn hoặc mật ong rồi để nguội và ăn sẽ cải thiện sức khỏe rõ rệt.

Nguồn: Tin y tế – Trường Cao đẳng Y dược Pasteur

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y DƯỢC PASTEUR TUYỂN SINH TPHCM

VPTS - ĐT Quận Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 – 09.6295.6295
VPTS - ĐT Quận Bình Tân: 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP.HCM. Tư vấn: 0799.913.913 - 0788.913.913

Gặp Tư vấn

Top