Thứ Hai – Chủ Nhật: 7:00 – 18:00

Bệnh tăng nhãn áp có chữa được không?

Tăng nhãn áp là khái niệm bệnh lý về mắt, đặc trưng bởi tình trạng áp suất dịch thủy tinh trong nhãn cầu tăng cao bất thường và tổn thương thần kinh thị giác. Một khi các tế bào thần kinh thị giác bị hủy hoại thì không thể hồi phục, dẫn tới ảnh hưởng thị lực của bệnh.

Tăng nhãn áp ảnh hưởng lớn đến thị lực người bệnh
Tăng nhãn áp ảnh hưởng lớn đến thị lực người bệnh

Triệu chứng bệnh tăng nhãn áp

Bệnh tăng nhãn áp (Glaucoma) thường gặp ở tuổi trung niên (40 trở nên) và có nguy cơ gây mù lòa nếu điều trị không kịp thời. Thống kê cho thấy Việt Nam có tới 5,7% người bị mù lòa vì căn bệnh này. Trong giai đoạn bị bệnh tăng nhãn áp có 3 dấu hiệu đặc trưng: nhãn áp đo được cao hơn 25mmHg trở lên, thị trường của mắt thu hẹp, dấu hiệu teo đĩa thị phát hiện khi soi đáy mắt. Triệu chứng thường gặp bao gồm:

  • Đau nhức hốc mắt và xung quanh, cơn đau thường về đêm
  • Đau dữ dội đến mức buồn nôn, nôn
  • Thị lực giảm, nhìn mờ
  • Nhìn bị nhòe hình, ban đêm nhìn thấy vầng sáng khi nhìn vào ánh sáng đèn điện.

Người bệnh nên tìm kiếm sự trợ giúp y tế ngay khi có những biểu hiện bệnh kể trên. Khuyến cáo nên đặt lịch hẹn khám chuyên khoa mắt tại các bệnh viện có chuyên môn. Các bác sĩ sẽ xác định tình trạng bệnh hiện tại và có phương pháp điều trị bệnh hợp lý nhất dành cho  bạn.

Bệnh nhân bị tăng nhãn áp có thể trị khỏi không?

Hiện nay chưa có phương án điều trị triệt để và dứt điểm với bệnh tăng nhãn áp. May mắn là đa số các case lâm sàng đều thành công trong việc kiểm soát nhãn áp. Các phương pháp hiện thường dùng như: trị liệu bằng thuốc, laser hoặc phẫu thuật. Chỉ định điều trị phụ thuộc vào tình trạng thực tế của bệnh nhân.

  • Điều trị thuốc

Điều trị thuốc nhằm mục đích chính là hạ áp lực dịch thủy tinh. Các thuốc có tác dụng điều trị gồm: chẹn beta (Timoptics, Betoptic), prostaglandin (Xalatan, Rescula). Khi sử dụng cần lưu ý những tác dụng không mong muốn như: khó thở, nhịp tim chậm, mệt mỏi,…nên người bệnh phải tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ và thông báo những dấu hiệu không bình thường gặp phải để được xử lý kịp thời.

  • Điều trị phẫu thuật

Phẫu thuật cắt bè củng giác mạc (trabeculectomy) là phương pháp đang được sử dụng phổ biến hiện nay. Với nhiều ưu điểm như độ an toàn cao, ít biến chứng và có thể áp dụng điều trị được tất cả các loại tăng nhãn áp.

  • Điều trị bằng laser

Phương pháp điều trị bằng laser là sử dụng chùm laser chiếu vào khu vực góc thoát thủy dịch nhằm hạ nhãn áp.

Tiến hành điều trị ngay khi phát hiện bệnh tăng nhãn áp
Tiến hành điều trị ngay khi phát hiện bệnh tăng nhãn áp

Tăng nhãn áp có thể ngăn ngừa được không?

Đôi mắt là một bộ phận cực kỳ quan trọng trên cơ thể con người, rất dễ bị tổn thương vì vậy nên biết cách bảo vệ, chăm sóc hàng ngày, tránh tiếp xúc với những vật, chất hoặc những thứ không tốt cho mắt đặc biệt là vấn đề về chế độ ăn uống, bệnh nhãn áp không nên ăn gì, nên ăn gì cũng cần phải lưu ý.

Nhằm ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tăng nhãn áp, bạn nên chú ý đến chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày:

  • Ăn những thức ăn giàu Omega 3: các loại cá, hải sản, rau lá xanh sẽ rất tốt cho mắt
  • Hạn chế caffeine và chất kích thích vì chúng có thể làm tăng áp lực mắt
  • Uống đủ lượng nước nhưng không nên uống mà chia nhỏ thành nhiều lần. Uống một khối lượng nước lớn trong thời gian ngắn có thể làm mắt bạn phải chịu thêm áp lực.
  • Kê cao gối ngủ có thể giúp giảm áp lực nội nhãn cho mắt trong lúc bạn ngủ.
  • Thường xuyên tập thể dục thể thao sẽ hỗ trợ làm giảm tăng nhãn áp góc mở
  • Thực hiện uống thuốc, nhỏ thuốc theo đúng quy định và hướng dẫn của bác sĩ không được tự ý dừng thuốc, tăng hay giảm liều thuốc. Điều đó có thể sẽ làm tình trạng mắt của bạn trở nên trầm trọng hơn trước.

Tăng nhãn áp gây ảnh hưởng lớn đến tầm nhìn của người bệnh, thậm chí là không thể hồi phục. Theo đó, bạn nên áp dụng chế độ dinh dưỡng khoa học cũng như thực hiện các bài tập bổ trợ cho mắt, giúp mắt khỏe mạnh và phòng ngừa được tăng nhãn áp.

Nguồn: Cao đẳng Y Dược Pasteur

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y DƯỢC PASTEUR TUYỂN SINH TPHCM

VPTS - ĐT Quận Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 – 09.6295.6295
VPTS - ĐT Quận Bình Tân: 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP.HCM. Tư vấn: 0799.913.913 - 0788.913.913

Gặp Tư vấn

Top