Viêm phổi là bệnh dễ mắc ở trẻ sơ nhỏ. Nếu trẻ bị viêm phổi không được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời sẽ gây nên những ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe con.
- Những dấu hiệu sốt siêu vi ở người lớn bạn cần biết
- Bệnh máu trắng và những dấu hiệu nhận biết
- Bệnh lupus ban đỏ là bệnh gì?
Trẻ nhỏ là đối tượng rất dễ mắc bệnh viêm phổi
Bệnh viêm phổi ở trẻ là gì?
Viêm phổi là tình trạng phổi bị tổn thương do sự tấn công của vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, nấm… Chúng sinh sôi, nảy nở và tạo nên những ổ nhiễm khuẩn ở các ống phế nang, túi phế nang, viêm tiểu phế quản, các tổ chức kẽ. Bệnh chủ yếu lây truyền qua đường hô hấp.
Giảng viên Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y dược Pasteur cho hay, có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến viêm phổi ở trẻ như:
- Do virus, vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng. Theo đánh giá chung, viêm phổi ở trẻ trên 5 tuổi thường do vi khuẩn, ngược lại dưới 5 tuổi chủ yếu do virus. Tuy nhiên, ở trẻ nhỏ với khả năng miễn dịch bảo vệ thấp, khởi đầu có thể bị nhiễm virus, nhưng nếu không kiểm soát tốt, bội nhiễm vi khuẩn rất dễ xảy ra.
- Các tác nhân gây bệnh hay gặp: Hemophilus influenzae type b, group b streptococci, mycoplasma pneumoniae, streptococcus pneumoniae, respiratory syncytial virus, influenza virus và adenovirus.
- Ngoài ra những trẻ có khả năng miễn dịch thấp (trẻ đẻ non, trẻ không được bú mẹ, suy dinh dưỡng) hoặc mắc các chứng bệnh mạn tính như: bệnh tim bẩm sinh, xơ hóa phế quản phổi, hen suyễn, trào ngược dạ dày thực quản, rối loạn miễn dịch bẩm sinh và mắc phải; trẻ sống trong môi trường chật chội ô nhiễm thì có nguy cơ mắc viêm phổi cao.
Viêm phổi ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ có thể sốt hoặc không sốt thậm chí hạ thân nhiệt, bỏ bú và thường kèm theo các triệu chứng như:
- Ho từ vừa đến nặng, thường là ho nặng tiếng.
- Thở nhanh, thở gấp, thở gắng sức, cánh mũi phập phồng, thở rên, co kéo cơ liên sườn, co rút hõm ức, rút lõm lồng ngực.
- Sốt vừa đến sốt cao.
- Đau ngực trong lúc ho và cả giữa các cơn ho.
- Nôn ói
- Tím tái quanh môi, mắt do thiếu oxy
- Thở rít
Do đó khi thấy trẻ có biểu hiện ho, sốt, nhịp thở bất thường thì cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. Bệnh viêm phổi sẽ rất nguy hiểm nếu không được điều trị đúng cách dẫn đến các biến chứng như sau: Viêm màng não, tràn mủ màng phổi, tràn dịch màng tim, nhiễm trùng huyết, kháng kháng sinh,…
Cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị mắc viêm phổi?
Cách điều trị bệnh viêm phổi
Kháng sinh: Kháng sinh thường được sử dụng để điều trị các nhiễm trùng do vi khuẩn nhưng không hiệu quả với viêm phổi do virus. Do đó, trẻ cần được làm các kiểm tra nhằm chẩn đoán viêm phổi do vi khuẩn hay virus. Bác sĩ sẽ căn cứ trên kết quả đó để quyết định có điều trị bằng kháng sinh hay không. Cha mẹ và trẻ cần phải tuân thủ nghiêm túc phác đồ điều trị của bác sĩ.
Thuốc ho: Nếu trẻ không quá mệt mỏi và ho nhiều vì ho thì không nên dùng các loại thuốc ức chế cơn ho vì ho là phản xạ giúp làm bật đờm ra ngoài. Nếu trẻ ho quá nhiều, có thể dùng kết hợp thuốc long đờm và thuốc ức chế cơn ho.
Hít thở hơi nước ấm và vỗ lồng ngực: Đây là phương pháp điều trị rất quan trọng. Cho trẻ hít thở hơi nước ấm trong vòng 10 phút, khoảng 4-6 lần/ ngày, sau đó khum bàn tay và vỗ vào lồng ngực bé, tập trung vào vùng được chẩn đoán là có viêm phổi. Vỗ nhanh trong vòng 1 phút, rồi nghỉ 1 phút, rồi tiếp tục vỗ và nghỉ như vậy trong vòng 10 phút. Động tác này giúp các ổ đờm long ra. Nên khuyến khích bé ho trong quá trình vỗ.
- Một số thảo dược điều trị bệnh viêm phổi hiệu quả:
– Mật ong chữa bệnh viêm phổi hiệu quả do trong mật ong có tính kháng khuẩn cao có thể tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.
– Húng quế cũng có tác dụng tiêu diệt các loại vi khuẩn gây hại vì vậy bạn nên ăn húng quế mỗi ngày để điều trị bệnh.
– Tỏi có thể tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh trong cơ thể và có tác dụng rất tốt trong quá trình điều trị bệnh viêm phổi.
Nguồn: caodangyduocpasteur.com.vn