Thứ Hai – Chủ Nhật: 7:00 – 18:00

30 Kỹ thuật Điều dưỡng cơ bản – Sinh viên Cao đẳng Điều dưỡng cần biết

Trong thời gian làm việc của mình, nhiệm vụ của Điều dưỡng viên vốn xoay quanh 30 kỹ thuật Điều dưỡng cơ bản khác nhau. Cùng tìm hiểu 30 kỹ thuật Điều dưỡng cơ bản mà Điều dưỡng viên nào cũng phải biết nhé.

30 Kỹ thuật Điều dưỡng cơ bản mà sinh viên Điều dưỡng cần phải biết
30 Kỹ thuật Điều dưỡng cơ bản mà sinh viên Điều dưỡng cần phải biết

Nhiệm vụ của Điều dưỡng viên là chăm sóc, phối hợp cùng bác sĩ trong công tác Điều trị và chăm sóc bệnh nhân. Nếu như trước đây họ chỉ được xem là “người giúp việc” của bác sĩ thì hiện nay vai trò của các Điều dưỡng viên đã được đề cao và nâng tầm hơn.

Bởi lẽ, song song cùng công tác điều trị bệnh, hoạt động chăm sóc và động viên tinh thần cũng quan trọng không hề kém. Điều dưỡng chính là người đảm nhận các nhiệm vụ này. Bằng kỹ thuật nghiệp vụ của mình, họ giúp bệnh nhân hồi phục cả về mặt sức khoẻ, thể chất và tinh thần.

Để làm tốt công việc này, không thể thiếu 30 kỹ thuật Điều dưỡng cơ bản dưới đây.

  1. Kỹ thuật phát thuốc cho bệnh nhân và ghi chép

Điều dưỡng cần lưu ý khi sử dụng thuốc cho trẻ em và người cao tuổi vì đây là hai đối tượng có thể trạng yếu, ảnh hưởng nhiều đến khả năng hấp thu, chuyển hoá và đào thải thuốc.

  1. Kỹ thuật pha thuốc cho người bệnh

Điều dưỡng cần nắm rõ quy trình pha thuốc và thận trong trong từng thao tác để bơm tiêm thuốc không nhiễm khuẩn và không làm giảm liều lượng của thuốc.

  1. Kỹ thuật đặt kim luồn ngoại vi

Kỹ thuật tiêm, truyền tĩnh mạch thực hiện bằng kim luồn ngoại vi vốn sử dụng loại kim làm bằng ống nhựa mềm luồn vào trong lòng tĩnh mạch.

  1. Thay băng rửa vết thương sạch

Trước tiên, điều dưỡng đi găng sạch. Chuẩn bị tư thế người bệnh. Trải nilon dướì vị trí vết thương. Chuẩn bị dung dịch rửa vết thương và tiến hành thay băng và rửa vết thương.

Tìm hiểu quy trình Điều dưỡng cơ bản
Tìm hiểu quy trình Điều dưỡng cơ bản
  1. Thở ô xy qua mũi và ống mở khí quản

Đây là kỹ thuật tương đối khó nhằn với sinh viên Cao đẳng Điều dưỡng khi đi thực tế bệnh viện.

Liệu pháp oxy chỉ được dùng khi người bệnh có biểu hiện thiếu oxy (nồng độ oxy thấp hoặc độ bão hòa oxyhemoglobin trong máu động mạch thấp).

  1. Kỹ thuật sơ cứu gãy xương

Gãy xương gồm hai dạng gãy xương kín hoặc gãy xương hở. Công tác sơ cứu gãy xương phải được tiến hành chính xác, nhanh chóng ngay tại nơi xảy ra tai nạn.

  1. Biện pháp cầm máu tạm thời

Cần xác định được vết thương mạch máu thuộc động mạch, tĩnh mạch hay mao mạch. Sau đó mới tiến hành sơ cứu mạch máu.

  1. Thay băng rửa vết thương nhiễm khuẩn

  2. Thay băng vết thương và cắt chỉ

Trước tiên, Điều dưỡng viên cần làm ẩm vết thương bằng cách tưới dung dịch rửa. Sau đó, khi vết thương khô mới tháo băng theo chiều dọc vết mổ.

  1. Kỹ thuật hút đờm rãi

Kỹ thuật này sử dụng ống hút vô khuẩn. Lưu ý ống hút chỉ được mở ra tại thời điểm hút, người Điều dưỡng phải mang găng tay vô khuẩn khi tiến hành thực hiện thủ thuật hút đờm.

  1. Kỹ thuật băng

Cẩn thận băng đúng kỹ thuật, tránh nếp gấp gây ra các tổn thương vùng mô tạo sự khó chịu cho bệnh nhân.

  1. Rửa tay thường quy phòng ngừa nhiễm khuẩn

  2. Kỹ thuật mang găng vô khuẩn

Lưu ý sau khi sử dụng găng tay cần tháo găng tay và lộn mặt phải vào bên trong để tránh vi khuẩn lây nhiễm xung quanh.

  1. Kỹ thuật rửa tay vô khuẩn ngoại khoa

Điều dưỡng viên Nguyễn Thị Hồng Thắm – Cựu sinh viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: rửa tay ngoại khoa là thao tác bắt buộc với phẫu thuật viên và người phụ mổ trước khi tiến hành phẩu thuật, thực hiện các chăm sóc đặc biệt cũng như chuẩn bị dụng cụ vô khuẩn.

  1. Kỹ thuật mặc và cởi áo choàng vô khuẩn

  2. Sát khuẩn tay bằng dung dịch cồn

Tháo các trang sức ở tay, sử dụng từ 3-5ml dung dịch cồn cho vào lòng bàn tay và xoa đều.

  1. Vệ sinh vùng hậu môn sinh dục cho người bệnh

  2. Chuẩn bị dụng cụ tiệt khuẩn y tế

Dụng cụ trong gói, hộp vô khuẩn phải được giữ ở trạng thái tiệt khuẩn, tuyệt đối không cho vi sinh vật và hơi ẩm xâm nhập.

  1. Kỹ thuật khử khuẩn tiệt khuẩn dụng cụ y tế

Điều dưỡng có thể sử dụng kỹ thuật hấp ướt để tiệt khuẩn các dụng cụ Y tế.

  1. Sử dụng bô vịt, bô bẹt cho bệnh nhân

  2. Làm sạch và rửa dụng cụ khám chữa bệnh

  3. Hỗ trợ dinh dưỡng cho người bệnh

Điều dưỡng viên có nhiệm vụ cung cấp thức ăn, nước uống cho bệnh nhân theo chế độ dinh dưỡng thích hợp trong trường hợp chăm sóc đặc biệt.

  1. Đặt ống thông vào trực tràng

  2. Kỹ thuật đặt ống thông dạ dày

Kỹ thuật đặt ống thông dạ dày thường thực hiện trong việc hỗ trợ nuôi dưỡng, cho thuốc với người bệnh mất khả năng ăn uống bằng đường miệng.

  1. Kỹ thuật thụt tháo cho bệnh nhân

Tuyển sinh Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM năm 2019
Tuyển sinh Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM năm 2019
  1. Kỹ thuật thông tiểu nữ

  2. Dẫn lưu nước tiểu liên tục

Dẫn nước tiểu liên tục là sử dụng ống thông cố định, sau đó lưu giữ nước tiểu một thời gian, cuối cùng dẫn nước tiểu từ bàng quang vào túi đựng nước tiểu vô khuẩn.

  1. Kỹ thuật thông tiểu nam

Thông tiểu nam được thực hiện ở niệu đạo. Đó là đường dẫn nước tiểu kéo dài 20cm đến bàng quang để vận chuyển nước tiểu và tinh dịch.

  1. Kỹ thuật rửa bàng quang liên tục

Rửa bàng quang liên tục áp dụng cho người bệnh có bàng quang nhiễm trùng, Điều dưỡng sẽ tiến hành bằng cách nhỏ giọt dung dịch kèm kháng sinh để làm sạch bàng quang.

  1. Ghi chép và theo dõi lượng dịch vào ra của bệnh nhân

Các loại dịch ra vào thường bao gồm: nước, sữa, nước trái cây, cà phê, trà,… cùng với dịch đưa qua đường tĩnh mạch như truyền máu, nước biển,..

Trên đây là những kỹ thuật Điều dưỡng cơ bản mà các Điều dưỡng viên đều phải biết. Để có thể biết và thực hiện thuần thục các kỹ thuật này, các Điều dưỡng viên phải được đào tạo tại các ngôi trường chuyên ngành Y Dược.

Nguồn: https://caodangyduocpasteur.com.vn/

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y DƯỢC PASTEUR TUYỂN SINH TPHCM

VPTS - ĐT Quận Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 – 09.6295.6295
VPTS - ĐT Quận Bình Tân: 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP.HCM. Tư vấn: 0799.913.913 - 0788.913.913

Gặp Tư vấn

Top