Lời khuyên của Hiệu trường trường Đại học Bách Khoa Hà Nội là thí sinh hãy chú ý cập nhật thông tin tuyển sinh bổ sung của các trường kể cả các trường top.
- Lo thí sinh trúng tuyển nhưng không chịu nhập học
- Hướng đi nào dành cho những thí sinh trượt Đại học
- Thí sinh cần làm gì sau khi biết điểm trúng tuyển ĐH 2019
Ông Trần Văn Tớp P. Hiệu trưởng trường ĐH Bách Khoa Hà Nội
Trượt ĐH đợt 1 không nên lo lắng hãy kiên trì theo dõi tuyển bổ sung
“Các em nên theo dõi chỉ tiêu tuyển bổ sung của một số trường, kể cả khối quân đội. Một số ngành của Đại học Quốc gia cũng đang tuyển bổ sung”, PGS.TS Trần Văn Tớp nói.
PGS.TS Trần Văn Tớp – Phó hiệu trưởng Đại học Bách khoa Hà Nội – cho hay khi trượt Đại học trong đợt tuyển sinh đầu tiên, cơ hội tốt nhất với thí sinh đã qua. Đây cũng là kinh nghiệm với những em xét tuyển năm sau, không thể chỉ đặt 1-2 nguyện vọng duy nhất, trừ khi đam mê một ngành ở một trường duy nhất mà mình thích.
Những bạn có nhu cầu học đại học, mong muốn sau khi tốt nghiệp có một công việc tốt, thì phải tỉnh táo chọn trường theo 3 cấp: Top trên, dưới và giữa, kể cả 23-24 điểm. Nhiều em nghĩ khoảng 21 điểm có thể đỗ. Kể cả được tư vấn rất tốt, không ai đảm bảo những dự báo là chính xác.
“Hiện nay, không nhiều trường tuyển bổ sung nguyện vọng 2 (NV). Những trường tuyển NV2, ngành hot không còn tuyển bổ sung nữa và Đại học Bách khoa Hà Nội cũng thế. Với kinh nghiệm của mình, cách đây 3 năm, nhà trường tuyển NV2 với những ngành top đầu, yêu cầu điểm bằng NV1 nhưng rất hiếm.
Tuy nhiên, hiếm không đồng nghĩa là không có. Các em nên theo dõi chỉ tiêu tuyển bổ sung của một số trường, kế cả khối quân đội. Một số ngành của Đại học Quốc gia cũng đang tuyển bổ sung. Dựa vào đó, các em có thể lựa chọn ngành phù hợp với thang điểm của mình”, ông Tớp nói.
Hiện nay, điểm trúng tuyển các trường đã công bố, thí sinh phải theo dõi có tuyển bổ sung và có điều kiện gì thêm.
Còn cơ hội, thí sinh nên lựa chọn. Em nào nghĩ rằng đại học không phải con đường duy nhất hoặc điểm thấp, thấy khả năng thi lại của mình điểm vẫn thấp, có thể lựa chọn học nghề.
“Sau khi trượt NV1, dù điểm cao, rõ ràng các em đã làm bài tính chưa sát và hiện giờ cơ hội ít hơn nhiều. Tôi biết không ít thí sinh không trúng tuyển ngành mình yêu thích, đã chấp nhận vào một trường nào đó để sang năm thi lại. Tuy nhiên, các em cũng cần tính toán, thi lại chưa chắc đã trúng vào ngành đó”, PGS.TS Trần Văn Tớp lưu ý.
Tổng hợp tin tức giáo dục