Thứ Hai – Chủ Nhật: 7:00 – 18:00

Thí sinh cần làm gì sau khi biết điểm trúng tuyển ĐH 2019

Đối với thí sinh trúng tuyển cần chuẩn bị giấy tờ cũng như các điều kiện để làm thủ tục xác nhận nhập học, đối với các thí sinh không trúng tuyển đợt 1 theo dõi để cập nhật tuyển sinh bổ sung. 

Thi Sinh Can Lam Gi Sau Khi Biet Diem Trung Tuyen Dh 2019
 Thí sinh tra cứu điểm chuẩn năm 2019

Thí sinh cần làm gì sau khi biết điểm trúng tuyển ĐH 2019

Đối với TS không trúng tuyển đợt 1: TS cần theo dõi thông tin xét tuyển bổ sung của các trường còn thiếu chỉ tiêu, thường là sau khi công bố điểm chuẩn nhiều trường đã bắt đầu tuyển sinh bổ sung.

Đối với TS trúng tuyển đợt 1: TS cần xem kỹ danh sách trúng tuyển để biết chắc chắn mình đã có tên trong danh sách trúng tuyển của trường hay chưa.

Xác nhận nhập học: TS nộp giấy chứng nhận kết quả thi THPT Quốc gia 2019 theo quy định của nhà trường qua 2 hình thức: Gửi bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại trường. Những TS không nộp sẽ coi như không có nguyện vọng học và trường sẽ không gọi TS đó vào nhập học. Để lấy giấy chứng nhận kết quả thi THPT quốc gia, thí sinh lưu ý đăng ký dự thi tại đâu, phiếu báo điểm sẽ được chuyển về địa điểm đó.

Nhận giấy báo nhập học: Khi nhận, TS cần xem kỹ các thông tin về giấy tờ cần nộp khi nhập học và thời gian cụ thể nhập học cũng như địa điểm nhập học.

Chuẩn bị hồ sơ nhập học: Sơ yếu lý lịch, CMND, học bạ,… theo quy định của trường trước khi đến trường nhập học.

Trước đó, từ hôm qua đến hôm nay nhiều trường ĐH đã công bố điểm chuẩn ĐH năm 2019, sơ bộ điểm chuẩn năm nay nhiều trường tăng mạnh.

Hon 150 Truong Dh Da Tien Hanh Loc Ao Xac Dinh Diem Chuan

Thí sinh cần làm gì sau khi biết điểm trúng tuyển ĐH 2019

Miền Bắc: có ngành tăng hơn 5 điểm

TS Phạm Thu Hương, phó hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương, cho biết ngành có mức điểm xét tuyển cao nhất của trường này năm nay là kinh tế đối ngoại, thương mại quốc tế theo tổ hợp A00 với 27 điểm.

Nhóm ngành kinh tế, kinh tế quốc tế và luật có mức 26,2 điểm. Các ngành của Trường ĐH Ngoại thương có mức điểm chuẩn tăng từ 1,5 đến trên 2 điểm so với năm 2018.

Theo PGS.TS Trần Văn Tớp – phó hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, nhóm ngành có điểm chuẩn cao nhất của trường tăng 2 – 2,5 điểm so với năm trước. Trong đó ngành khoa học máy tính có mức điểm cao nhất là 27,42, không có ngành nào có điểm chuẩn dưới 20 điểm.

“Một số ngành truyền thống có cơ hội việc làm, cơ hội học tiếp lên rất tốt các năm trước lại không thu hút người học, nhưng năm nay rất mừng là đều có mức điểm chuẩn tăng như ngành nhiệt lạnh, vật lý kỹ thuật, khoa học vật liệu (22,2 điểm)” – ông Trần Văn Tớp nói.

Một trong những trường có mức điểm chuẩn tăng mạnh nhất ở miền Bắc là Trường ĐH Thương mại. GS Đinh Văn Sơn, hiệu trưởng trường, cho hay có những ngành tăng 5 điểm, một số ngành tăng 2 – 2,5 điểm.

Trường ĐH Kinh tế quốc dân có những ngành điểm chuẩn lên tới 25, 26 điểm. So sánh ở nhóm điểm cao thì điểm chuẩn Trường ĐH Kinh tế quốc dân cũng tăng trên dưới 2 điểm so với năm 2018.

Với Trường ĐH Y Hà Nội, ngành bác sĩ y khoa có mức điểm chuẩn 26,75, răng hàm mặt 26,3 điểm, các ngành khác dao động 19,9 – 21 điểm. Đúng như dự đoán của GS.TS Nguyễn Hữu Tú, phó hiệu trưởng Trường ĐH Y Hà Nội, trước đó, điểm chuẩn tăng nhẹ so với năm 2018.

“Phổ điểm thi năm nay hợp lý, thuận lợi cho các trường trong việc xét tuyển” – PGS.TS Bùi Đức Triệu, Trường ĐH Kinh tế quốc dân, nhận xét. Với dữ liệu điểm năm nay, nhiều trường lớn cho biết phải sử dụng tiêu chí phụ để xét tuyển.

Một số trường tại nhóm xét tuyển phía Bắc trong chiều 8-8 cho biết dự kiến tuyển 103 – 108% chỉ tiêu. Phần lớn đại diện các trường đánh giá với phương thức xét tuyển đã ổn định, hi vọng đợt xét tuyển năm nay “yên ả” hơn.

Infonet Diem Chuan1 1

Miền Nam: khối ngành kinh tế điểm khá cao

Đáng chú ý, điểm chuẩn của các trường đào tạo khối ngành kinh tế ở phía Nam đều tăng mạnh. Tại Trường ĐH Kinh tế – luật (ĐH Quốc gia TP.HCM), điểm trung bình trúng tuyển vào trường là 24,13, trong đó điểm trung bình trúng tuyển khối ngành kinh tế là 24,02, khối ngành kinh doanh và quản lý 24,38 điểm và khối ngành luật là 23,51 điểm.

Theo ThS Nguyễn Hải Trường An – giám đốc Trung tâm truyền thông và tư vấn tuyển sinh nhà trường, điểm chuẩn năm nay tăng cao hơn dự báo trước đó, từ 1,6 đến 4,1 điểm so với năm 2018. Điểm trúng tuyển cao nhất là 25,7 đối với ngành kinh tế quốc tế, chương trình kinh tế đối ngoại.

“Theo thống kê, có 12.197 thí sinh với 21.690 nguyện vọng đăng ký vào trường theo phương thức xét tuyển dựa trên kết quả thi THPT quốc gia. Trong đó 895 thí sinh có tổng điểm từ 24 trúng tuyển” – bà An cho biết thêm.

Tương tự, điểm chuẩn năm nay của Trường ĐH Kinh tế TP.HCM cũng tăng khá cao, với ngành thấp nhất là 21,6 điểm. Ngành có điểm chuẩn cao nhất lên đến 25,1 điểm là ngành kinh doanh quốc tế.

ThS Nguyễn Văn Đương – phó trưởng phòng quản lý đào tạo nhà trường – cho biết: “Điểm chuẩn của trường tăng ngoài dự báo của chúng tôi, với mức tăng hơn 3 điểm trở lên so với năm ngoái. Chúng tôi gọi nhập học cao hơn số chỉ tiêu một ít để dự phòng số thí sinh trúng tuyển không nhập học, nếu gọi đúng chỉ tiêu thì điểm chuẩn còn cao hơn nữa”.

Đáng chú ý, theo ông Đương, điểm vào những ngành “hot” của trường năm nay có tăng nhưng không đáng kể, trong khi các ngành khó tuyển như toán kinh tế, thống kê kinh tế, quản lý công… lại có điểm chuẩn khá cao.

Tại Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM, ngoại trừ các ngành thuộc chương trình ĐH chính quy quốc tế song bằng có điểm chuẩn tương đối thấp 15,56, các ngành còn lại đều ở mức khá cao, từ 21,2 điểm trở lên. Trong đó ngành kinh tế – quốc tế có điểm trúng tuyển cao nhất 22,8, còn điểm trúng tuyển chương trình cử nhân chất lượng cao là 20,15.

Theo TS Phan Ngọc Minh – trưởng phòng đào tạo nhà trường, mức điểm chuẩn trên có tăng so với mặt bằng điểm của năm ngoái khoảng 1,5 – 2 điểm. Riêng chương trình ĐH chính quy quốc tế song bằng do lần đầu tiên trường triển khai nên thí sinh chưa biết đến nhiều, do đó điểm trúng tuyển thấp hơn.

Trong số các trường phía Nam công bố điểm chuẩn hôm qua 8-8, ấn tượng nhất có thể kể đến là Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM với mức tăng so với năm ngoái từ 0,5 – 3 điểm. Đây là một trong số trường công bố điểm sàn cao và có ngành điểm sàn cao nhất nước.

Nhìn chung, điểm chuẩn của trường năm nay tăng khá cao so với năm trước. Điểm trúng tuyển thấp nhất của trường năm nay là 17 (ngành công nghệ kỹ thuật môi trường hệ chất lượng cao tiếng Việt, đây là ngành khó tuyển của trường trong nhiều năm qua) và cao nhất lên đến 25,2 điểm ở ngành robot và trí tuệ nhân tạo (hệ đại trà).

Điểm chuẩn năm nay của Trường ĐH Nông lâm TP.HCM cao nhất là 21,25 đối với ngành thú y và ngôn ngữ Anh. So với năm ngoái, điểm chuẩn của trường năm nay có nhích nhẹ 1-2 điểm ở một số ngành là các ngành hot. Tuy nhiên, nhiều ngành điểm vẫn còn tương đối thấp so với mặt bằng điểm chung của các trường khác với mức 15 – 16 điểm.

Tương tự, Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM với điểm chuẩn thấp nhất là 17 và cao nhất là 21,5. Trong khi đó, mặt bằng điểm chuẩn của Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM công bố tương đối thấp, trong đó có nhiều ngành điểm trúng tuyển chỉ ở mức 14. Ngành khai thác vận tải có điểm chuẩn cao nhất là 23,1 (chương trình đào tạo đại trà) và 22,8 (chương trình đào tạo chất lượng cao).

Ban biên tập sẽ tiếp tục cập nhật các thông tin tuyển sinh của các trường ĐH năm 2019 cũng như các thủ tục sau khi biết điểm trúng tuyển năm 2019.

Tổng hợp tin tức giáo dục

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y DƯỢC PASTEUR TUYỂN SINH TPHCM

VPTS - ĐT Quận Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 – 09.6295.6295
VPTS - ĐT Quận Bình Tân: 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP.HCM. Tư vấn: 0799.913.913 - 0788.913.913

Gặp Tư vấn

Top