Thứ Hai – Chủ Nhật: 7:00 – 18:00

Nguyên nhân dấu hiệu và cách điều trị bệnh trầm cảm

Trầm cảm là bệnh lý vô cùng phức tạp, có những người mắc trầm cảm nhưng không hề hay biết, người thân xung quanh không phát hiện được dẫn đến những hậu quả khó lường.

Hiện chưa xác định rõ nguyên nhân gây trầm cảm

Hiện chưa xác định rõ nguyên nhân gây trầm cảm

Rối loạn trầm cảm là một trong những rối loạn có tỷ lệ cao nhất trong nhân dân các nước trên thế giới. Theo ước tính của tổ chức Y Tế Thế Giới ( WHO) khoảng 5% dân số thế giới có rối loạn trầm cảm. Hằng năm có trung bình khoảng 850000 người chết liên quan tới yếu tố trầm cảm. Tại Việt Nam có khoảng 3.6 triệu người mắc bệnh này

Khái niệm bệnh trầm cảm

Trầm cảm là một loại rối loạn khí sắc thường gặp trong tâm thần học. Rối loạn trầm cảm bao gồm trầm cảm chủ yếu, loạn khí sắc, trầm cảm do một chất và trầm cảm do một bệnh thực tổn. Trầm cảm ảnh hưởng tiêu cực tới suy nghĩ, cảm nhận và hành sử của người bệnh, họ có thể gặp khó khăn khi thực hiện các hoạt động thường ngày và đôi khi họ cảm thấy cuộc sống này không đáng sống nữa dẫn đêná các hành vi tự tử để giải thoát

Nguyên nhân của bệnh trầm cảm

Hiện nay nguyên nhân của bệnh trầm cảm vẫn chưa được xác định tuy nhiên có một số yếu tố được nhiều tác giả ghi nhận làm tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm được nhiều bạn đọc Cao đẳng Y Dược TPHCM đồng thuận như:

– Yếu tố di truyền: Các nghiên cứu trên bệnh nhân trầm cảm đều chỉ ra những người có người thân ruột thịt từng mắc bệnh thì nguy cơ mắc trầm cảm cao hơn người bình thường, đặc biệt là khi cha mẹ mắc trầm cảm  thì khả năng mắc ở con cái cũng cao hơn bình thường.

– Giới tính: Tỉ lệ mắc bệnh trầm cảm ở nữ giới cao gấp đôi so với nam giới đặc biệt đối với phụ nữ sau sinh. Nguyên nhân có thể do phụ nữ thường có nhiều áp gia đình, con cái  ít có thời gia cho bản thân, không nhận được sự quan tâm giúp đỡ từ chồng và gia đình

– Stress kéo dài: Stress kéo dài cũng giống như sự chấn động mạnh về tâm lý cũng là nguyên nhân gây ra căn bệnh này. Những người chịu nhiều áp lực trong cuộc sống, công việc, hôn nhân gia đình… khiến gia tăng trạng thái trầm cảm

– Các yếu tố bệnh lý: các yếu tố bệnh lý khác cũng ảnh hưởng nhiều tới bệnh trầm cảm như người bị chấn thương sọ não, tai biến mạch máu não, u não, cũng dễ mắc bệnh trầm cảm.

– Thường xuyên mất ngủ: thường xuyên mất ngủ làm cho bạn căng thẳng đầu óc thậm chí gây ảo giác, ảnh hưởng đến các triệu chứng của bệnh trầm cảm. Nguyên nhân này có thể dễ dàng khắc phục được bằng cách duy trì chế độ sinh hoạt hợp lý, đi ngủ đúng đủ giờ giấc

Triệu chứng, dấu hiệu bệnh trầm cảm

Các dấu hiệu nhận biết trầm cảm có thể kể đến như:

– Cảm giác buồn bã, không cảm xúc, cảm thấy trống vắng, tuyệt vọng luôn suy nghĩ tiêu cực, hay khóc lóc

– Tuyệt vọng, khó chịu, thường xuyên tức giận vô cớ ngay cả trong những vấn đề nhỏ nhặt.

– Cảm thấy mất hứng thú trong tất cả các công việc thường ngày kể cả những công việc trướ đây yêu thích

– Rối loạn giấc ngủ, người mệt mỏi thiếu năng lượng

– Rối loạn cảm giác ăn uống, có thể bỏ ăn hoặc ăn rất nhiều

– Nói năng không suy nghĩ, thậm chí không kiểm soát được lời nới

– Luôn có cảm giác tội lỗi, vô giá trị, nghĩ mình không làm được gì cho cuộc sống

– Hay nghĩ đến cái chết để giải thoát cuộc sống là chuộc tội lỗi

– Đau nhức đầu thường xuyên

Trầm cảm là căn bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm
Trầm cảm là căn bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Biến chứng của trầm cảm

Trầm cảm nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ để lại hậu quả và biến chứng vô cùng nguy hiểm như:

– Tình trạng thừa cân béo phì, tiểu đường béo phì do rối loạn ăn uống gây nên

– Lo lắng, hoảng loạn, rối loạn, các ám ảnh về xã hội

– Lạm dụng các chất kích thích như rượu,cà phê, trà, ma túy…

– Ảnh hưởng tiêu cực tới các mối quan hệ gia đình bạn bè xung quanh

– Luôn có cảm giác và suy nghĩ, hành vi tự tử, thậm chí gây ảnh hưởng tới tính mạng người khác

– Tự làm tổn thương bản thân và người xung quanh

Cách khắc phục nếu bị trầm cảm

Bệnh trầm cảm được phân làm 3 mức độ là trầm cảm nhẹ, trầm cảm vừa và trầm cảm nặng, trong đó trầm cảm nặng là khó chữa và nguy hiểm nhất, cần phải kiên trì điều trị theo đúng phác đồ và sự hợp tác của người thân hỗ trợ. Các phương pháp điều trị trầm cảm hiện nay còn nhiều hạn chế chủ yếu là dùng thuốc, can thiệp trị liệu tâm lý. Yếu tố gia đình, bạn bè, người thân cũng góp phần tích cực trong việc điều trị bệnh. Nếu bản thân bạn hay bắt gặp ai đó xung quanh mình có những dấu hiệu của bệnh thì nên đến gặp bác sĩ tâm lý để được thăm khám và điều trị kịp thời tránh để lại những hậu quả nguy hiểm

Nguồn: caodangyduocpasteur.com.vn

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y DƯỢC PASTEUR TUYỂN SINH TPHCM

VPTS - ĐT Quận Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 – 09.6295.6295
VPTS - ĐT Quận Bình Tân: 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP.HCM. Tư vấn: 0799.913.913 - 0788.913.913

Gặp Tư vấn

Top