Thứ Hai – Chủ Nhật: 7:00 – 18:00

Muốn mở nhóm ngành sức khỏe các trường ĐH cần làm gì

Thực trạng mới đầu mùa tuyển sinh Đại học năm 2021 nhưng nhiều trường Đại học đã công bố phương án tuyển sinh trong đó năm nay xuất hiện thêm nhiều trường Đại học tham gia vào đào tạo nhóm ngành sức khỏe. 

Muon Mo Nhom Nganh Suc Khoe Cac Truong Dh Can Lam Gi (2)
 Sinh viên Y dược tại một trường Đại học trong giờ thực hành

Muốn mở nhóm ngành sức khỏe các trường ĐH cần làm gì

Thông kê các trường Đại học công bố phương án tuyển sinh ở thời điểm hiện tại có đến 32 trường Đại học có đào tạo nhóm ngành sức khỏe trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh cũng như có thâm niên trong đào tạo nhóm ngành này. Đây là một trong những tín hiệu tích cực cho ngành y tế nước nhà nhưng cũng là một nỗi lo lớn mà dư luận đang đặt  câu hỏi về kiểm soát chất lượng đào tạo nhóm ngành này trong thời gian tới. Ông Nguyễn Hữu Định – Trưởng phòng Khảo thí Chất lượng Cao đẳng Dược đặt vấn đề. 

Mới đây nhất Bộ GD&ĐT cũng đã có những phản hồi xung quanh việc cấp phép đào tạo nhóm ngành Y dược cho một số trường Đại học tư thục.

Trước thực tế này, Bộ GD&ĐT cho biết, việc các trường đại học mở các ngành và tổ chức đào tạo ngành sức khỏe là nhằm đáp ứng yêu cầu cung cấp nguồn nhân lực cấp thiết cho thị trường lao động.

Theo quy định, “các loại hình cơ sở giáo dục đại học bình đẳng trước pháp luật”. Do đó, nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật, các cơ sở giáo dục đại học được quyền bình đẳng trong mở các chương trình đào tạo mới để tổ chức đào tạo cung cấp nguồn nhân lực.

Tuy nhiên, Bộ GD&ĐT cho biết, để mở ngành đào tạo mới, điều kiện tiên quyết là các trường phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện bảo đảm chất lượng. Thông tư số 22 do Bộ GD&ĐT ban hành về điều kiện, quy trình mở ngành và đình chỉ tuyển sinh ngành đào tạo trình độ đại học của Bộ GD&ĐT cũng đã quy định tiêu chí cụ thể về giảng viên, cơ sở vật chất.

Riêng với khối ngành sức khoẻ, ngoài các điều kiện mở ngành đã quy định trong thông tư này, các cơ sở giáo dục đại học có đào tạo khối ngành sức khỏe còn phải tuân thủ các quy định chương trình, kế hoạch, hợp đồng đào tạo thực hành; yêu cầu trong tổ chức đào tạo thực hành theo quy định.

Theo đó, tất cả các hồ sơ đăng ký mở chương trình đào tạo mới của các cơ sở giáo dục đại học đối với khối ngành Sức khỏe phải có ý kiến của Bộ Y tế xác nhận về các điều kiện theo quy định tại Nghị định số 111/2017/NĐ-CP.

Bên cạnh đó, khối ngành Sức khỏe là một khối ngành đào tạo đặc thù. Bộ GD&ĐT sẽ quản lý và cấp phép mở ngành đào tạo thuộc khối ngành sức khỏe và xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào. Hội đồng xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào cho khối ngành sức khỏe có sự tham gia của Bộ Y tế.

Muon Mo Nhom Nganh Suc Khoe Cac Truong Dh Can Lam Gi
Sinh viên Y dược thực hành tại Bệnh viện. Ảnh minh họa.

Với tất cả các hồ sơ mở ngành đào tạo thuộc khối ngành sức khỏe, bên cạnh việc thẩm định các điều kiện cho phép mở ngành đào tạo của Bộ GD&ĐT và Bộ Y tế theo quy định, các cơ sở giáo dục đại học phải công khai hồ sơ chứng minh đủ điều kiện theo quy định lên trang thông tin điện tử của trường để các bên liên quan và toàn xã hội cùng giám sát.

Cũng theo cô Phạm Phương Lâm – Trưởng phòng tuyển sinh Cao đẳng Điều dưỡng cho hay, quy định để mở nhóm ngành sức khỏe cao hơn so với các ngành khác. Cụ thể Thông tư số 22/20217/TT-BGDĐT quy định mở nhóm ngành sức khỏe như sau: 

Để mở nhóm ngành sức khỏe, giảng viên và người hướng dẫn thực hành của trường phải có chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh, đã hoặc đang làm việc trực tiếp tại cơ sở khám chữa bệnh đủ điều kiện là cơ sở thực hành trong đào tạo. 

Mỗi môn học phải có ít nhất một giảng viên cơ hữu có văn bằng phù hợp với môn học giảng dạy. Cụ thể ngành Y đa khoa có tối thiểu 2 tiến sĩ khoa học y sinh, 6 tiến sĩ y học lâm sàng và một tiến sĩ y học dự phòng (hoặc y tế công cộng). Ngành Y học cổ truyền cần tối thiểu 2 tiến sĩ khoa học y sinh, 3 tiến sĩ y học cổ truyền và một tiến sĩ y học dự phòng hoặc y tế công cộng.

Ngành Răng – Hàm – Mặt được quy định có tối thiểu 2 tiến sĩ khoa học y sinh, 2 tiến sĩ y học lâm sàng và 3 tiến sĩ Răng – Hàm – Mặt. Ngành Y học dự phòng cần tối thiểu 2 tiến sĩ khoa học y sinh, một tiến sĩ y học lâm sàng và 4 tiến sĩ y học dự phòng (hoặc y tế công cộng). 

Thông tư 22 cũng nêu chi tiết điều kiện cơ sở vật chất đối với một số ngành thuộc nhóm sức khoẻ. Các ngành Y đa khoa, Y học cổ truyền, Răng hàm mặt, Y học dự phòng, Điều dưỡng ít nhất phải có phòng thí nghiệm, thực hành về Sinh học và di truyền y học, Lý sinh, Hóa học, Giải phẫu, Mô phôi, Sinh lý, Hóa sinh, Vi sinh – Ký sinh trùng, Giải phẫu bệnh…

Tính đến thời điểm hiện tại đã có 32 trường có ngành đào tạo Y dược công bố phương án tuyển sinh trong mùa tuyển sinh năm 2021. Trong đó nhiều trường tư thục cũng đã công bố mức học phí để đào tạo nhóm ngành này khá cao lên đến hơn 200 triệu/1 năm. 

Trường Cao đẳng Y dược Pasteur tổng hợp.

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y DƯỢC PASTEUR TUYỂN SINH TPHCM

VPTS - ĐT Quận Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 – 09.6295.6295
VPTS - ĐT Quận Bình Tân: 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP.HCM. Tư vấn: 0799.913.913 - 0788.913.913

Gặp Tư vấn

Top