Các thầy cô giáo khi cho điểm lớp 12 không nên “rộng tay” khi cho điểm lớp 12 vì học sinh cứ nghĩ mình giỏi rồi nên sẽ không cố gắng và ỉ lại.
- Kiến nghị đề thi Ngữ văn THPT quốc gia 2019 nên bỏ phần đọc hiểu
- Thi thpt quốc gia 2019 học sinh lo độ khó 24 mã đề không bằng nhau
- Kỳ thi thpt quốc gia năm 2019 khó có tỷ lệ tốt nghiệp đẹp
Chấm điểm lớp 12 không nên rộng tay với học sinh lớp 12.
Việc điều chỉnh tăng tỉ lệ kết quả thi thpt quốc gia 2019 phụ thuộc vào điểm thi thpt quốc gia năm nay đã được Bộ ấn định. Trong đó, tỷ lệ sẽ là 70% dựa vào điểm thi của các môn thi thpt quốc gia và 30% phụ thuộc vào học bạ.
Nhiều thầy cô giáo đang học trung học phổ thông cho rằng việc đánh giá học sinh ở lớp 12 bằng điểm là rất quan trọng. Nhưng không vì thế mà các thầy cô giáo “rộng tay” trong việc cho điểm lớp 12. Điều này sẽ xảy ra hệ lụy rất quan trọng khi học sinh vấp phải đề thi vượt qua năng lực của mình.
Hiệu trưởng Trường THPT Đồng Quan (huyện Phú Xuyên, Hà Nội), ông Lê Văn Dũng cũng cho rằng, lâu nay không ai có thể khẳng định được việc các trường có nâng điểm “làm đẹp” học bạ cho học sinh lớp 12 hay không?
Nhưng khi có kết quả thi THPT quốc gia, một số thí sinh có điểm tổng kết rất cao nhưng điểm thi lại quá thấp. Đó là sự bất hợp lý bởi vì khó có khả năng học sinh học tốt nhưng đi thi lại điểm thấp được.
Ông Dũng cũng cho rằng:
“Với cách nâng tỉ lệ điểm thi để xét tốt nghiệp lên 70% cũng là phương thức để hạn chế các trường nâng đỡ quá mức kết quả học tập của học sinh, đồng thời phân hoá học sinh tốt hơn”.
Cũng theo ông Dũng, ở trường trung học phổ thông ông quản lý, ông không khuyến khích giáo viên “rộng tay” với học sinh bởi như thế học sinh nghĩ mình giỏi rồi nên không cần cố gắng.
Bên cạnh đó để tránh những rủi ro về tỉ lệ tốt nghiệp, trường lên kế hoạch ôn tập từ sớm, đặc biệt học sinh lớp 12 năm nay đã có sự chuẩn bị từ lớp 11 nên học đến đâu được ôn tập cuốn chiếu đến đó. Kết thúc học kỳ I, học sinh lớp 12 cũng đã được kiểm tra, đánh giá dựa theo ma trận đề minh hoạ của Bộ để đánh giá chất lượng học sinh.
Nhận diện đề thi thpt quốc gia với các câu hỏi dễ khó.
Theo ông Đào Tuấn Đạt, Hiệu trưởng Trường THPT Anhxtanh (Hà Nội) việc điều chỉnh tăng tỉ lệ điểm thi trong xét tuyển tác động không nhỏ đến học sinh. Tuy nhiên, nhà trường cũng không quá lo lắng bởi theo đề minh họa Bộ GD&ĐT công bố năm nay có cấu trúc 3-3-2-2, nghĩa là, 3 điểm dễ, 3 điểm trung bình, 2 điểm trên mức trung bình và 2 điểm khó.
“Phần kiến thức cơ bản trong đề minh họa năm nay chiếm tới 8 điểm, như vậy học sinh trung bình và khá sẽ không khó khăn khi đạt mức điểm đủ để xét tốt nghiệp THPT. Vì vậy, tôi dự đoán tỉ lệ đỗ tốt nghiệp của các địa phương năm nay cũng sẽ không thấp hơn năm trước”, ông Đạt nói.
Sau khi có điều chỉnh của Bộ GD&ĐT, các Sở đã có những chỉ đạo đến các trường, các trường vừa có kế hoạch tăng thời lượng ôn tập các môn học cho học sinh lên gấp đôi đồng thời có bảng tính toán để học sinh tự biết và nỗ lực.
Với cách tính như năm nay, một học sinh có điểm tổng kết trung bình là 7,5 điểm thì điểm thi THPT quốc gia trung bình các môn phải đạt 3,93 điểm mới đỗ. Tương tự, học sinh có điểm tổng kết trung bình môn học là 7,6 điểm thì điểm thi THPT quốc gia trung bình các môn phải đạt 3,89 điểm hay học sinh có điểm tổng kết 9,9 hoặc 10 điểm thì điểm thi trung bình các môn cũng phải đạt 2,9 đến 3 điểm.
Do đó đưa ra những khung như này và nhận diện được đề thi học sinh sẽ ý thức được mình phải nỗ lực và cố gắng để phấn đấu.