Thứ Hai – Chủ Nhật: 7:00 – 18:00

Cimetidin – thuốc điều trị bệnh dạ dày

Cimetidin được biết đến như một giải pháp hiệu quả dành cho bệnh nhân đau dạ dày. Người dùng cần đặc biệt lưu ý khi sử dụng Cimetidin theo chỉ dẫn để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Cimetidin - thuốc điều trị bệnh dạ dày

Cimetidin – thuốc điều trị bệnh dạ dày

Cimetidin là thuốc gì, tác dụng ra sao?

Cimetidin được biết đến là nhóm thuốc điều trị hỗ trợ điều trị bệnh lý hệ tiêu hóa bao gồm viêm loét dạ dày, các bệnh lý dạ dày ruột.

Cơ chế tác dụng: Do cấu trúc hóa học gần giống cấu trúc của histamine nên Cimetidin tác dụng theo cơ chế tranh chấp với histamine tại receptor H2, do đó có tác dụng giảm tiết acid dịch vị cả về số lương và đồng độ

Chỉ định: Thuốc được chỉ định trong các trường hợp loét dạ dày tá tràng lành tính, các trường hợp loét tái phát, các bệnh lý cần giảm tiết acid dạ dày, bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản, bệnh đau u tuyến nội tiết, chảy máu tiêu hóa, giảm axit dạ dày… Thuốc còn được chỉ định như một liệu pháp ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng như viêm loét, ung thư thực quản.

Tác dụng phụ của thuốc cimetidin

Các tác dụng phụ xuất hiện tại hệ tiêu hóa thường ít gặp. Một số tác dụng phụ thường gặp là ỉa chảy, đau đầu, chóng mặt, trầm cảm, bồn chồn, ảo giác, nam giới có biểu hiện ngực to… Ít hơn có thể gặp chứng bất lực, phát ban, tăng men gan tạm thời, tăng creatinin huyết, sốt, dị ứng, sốc phản vệ…

Dược sĩ Đặng Nam Anh tư vấn chuyên môn tại Tin tức Y tế Việt Nam – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho hay, tác dụng phụ hiếm gặp là mạch tim đập thất thường, giảm bạch cầu, tiểu cầu, thiếu máu, viêm gan, viêm tụy, vàng da, rối loạn chức năng gan, viêm thận kẽ, viêm đa cơ, phát ban đỏ, rụng tóc…

Trong quá trình sử dụng thuốc nếu có bất kỳ tác dụng phụ nào xuất hiện gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tình trạng bệnh thì bệnh nhân cần ngay lập tức tìm đến những ý kiến của bác sĩ và được tư vấn để giảm thiểu các tác dụng phụ. Một số biểu hiện chỉ xuất hiện trong quá trình dùng thuốc, hết khi ngừng thuốc.

Phân loại thuốc cimetidin

Để phục vụ cho mục đích điều trị và đối tượng sử dụng, thuốc được chia làm nhiều dạng và hàm lượng khác nhau như:

  •         Dạng viên nén: cimetidin 200mg, 300mg, 400mg, 800mg.
  •         Dạng viên sủi: cimetidin 200mg, cimetidin 300mg, 400mg, 800mg.
  •         Dạng siro uống: 5ml (tương đương 200mg, 300mg).
  •         Dạng thuốc tiêm: 2ml (tương đương 300mg).
  •         Dạng dịch truyền: 100ml (tương đương 400mg).
Thuốc Cimetidin 400mg
Thuốc Cimetidin 400mg

Cách sử dụng và liều dùng thuốc cimetidin

– Cách dùng thuốc cimetidin

Cimetidin thường dùng bằng đường uống hoặc tiêm. Tuy nhiên, dù sử dụng bất cứ đường nào, tổng liều dùng tối đa không quá 2,4g/ngày.

Liều uống đối với người lớn thường được chỉ định là khoảng 300mg-400mg (tương đương 1 viên), ngày 2 lần vào bữa ăn sáng, tối trước khi đi ngủ, dùng kéo dài từ 1-2 tháng. Thuốc sử dụng đường tiêm cần tuân thủ tuyệt đối y lệnh của bác sĩ

 – Liều dùng thuốc cimetidin

Để điều trị loét dạ dày, tá tràng, người lớn dùng 1 liều cimetidin 800mg/ngày vào buổi tối trước khi đi ngủ. Dùng trong ít nhất 4 tuần khi mắc bệnh loét tá tràng và ít nhất 6 tuần khi mắc bệnh loét dạ dày. Sau đó duy trì dùng 400mg cimetidin/ngày trước khi đi ngủ.

Để điều trị trào ngược dạ dày – thực quản, hội chứng Zollinger – Ellison, dùng 4 lần mỗi ngày, mỗi lần 400mg, liên tục trong 4 – 8 tuần.

Để điều trị stress gây loét đường tiêu hóa trên, uống 200 – 400mg mỗi ngày hoặc tiêm tĩnh mạch 200mg/lần. Mỗi liều cách nhau từ 4 – 6 giờ.

Để điều trị chảy máu tiêu hóa do loét dạ dày, tá tràng, sử dụng liều tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp 200mg.

Để điều trị chứng khó tiêu, trẻ em từ 12 tuổi trở lên và người lớn dùng 200mg cimetidin trước khi ăn hoặc 30 phút sau khi ăn, dùng tối đa 2 liều trong vòng 24 giờ.

Lưu ý: Tuy nhiên việc sử dụng thuốc để điều trị còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh của người bệnh, tình trạng sức khỏe và các bệnh kèm theo. Do vậy khi bạn gặp phải các vấn đề bệnh lý tiêu hóa thì việc đầu tiên cần làm là thăm khám tại cơ sở y tế để đánh giá tình trạng bệnh, sau đó dựa vào sự tiến triển bệnh lý mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc điều trị. Tuyệt đối không tùy ý mua thuốc và sử dụng thuốc bừa bãi tránh những tai biến về sức khỏe

Nguồn: caodangyduocpasteur.com.vn

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y DƯỢC PASTEUR TUYỂN SINH TPHCM

VPTS - ĐT Quận Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 – 09.6295.6295
VPTS - ĐT Quận Bình Tân: 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP.HCM. Tư vấn: 0799.913.913 - 0788.913.913

Gặp Tư vấn

Top