Thứ Hai – Chủ Nhật: 7:00 – 18:00

Các cấp độ của bệnh bỏng và cách chữa trị

Bỏng là một trong tai nạn sinh hoạt thường gặp, bỏng có thể do nhiều nguyên nhân như: Bỏng nước sôi, bỏng hơi, bỏng chạm phải vật nóng, bỏng hóa chất, bỏng điện…

Những thông tin cần biết về bỏng

Những thông tin cần biết về bỏng

Các cấp độ của bệnh bỏng

Bỏng thông thường được biết đến với thương tổn dạng đỏ rát hay vết phồng. Tuy nhiên cách phân loại theo mức độ vết bỏng để định hướng cho điều trị thì không nhiều người biết.Bỏng được phân loại theo độ sâu, theo bề rộng kèm theo đó là các tổn thương phối hợp và các bệnh lý đi kèm.

Theo độ sâu của tổn thương bỏng được chia thành 4 độ.Có ba loại bỏng chính: cấp độ 1, cấp độ 2, cấp độ 3 và cấp độ 4. Mỗi cấp độ được dựa trên mức độ nghiêm trọng của tổn thương trên da, với mức độ đầu tiên là mức độ nhẹ nhất và mức độ thứ tư là nghiêm trọng nhất. Các dấu hiệu cơ bản nhất đó là:

Bỏng độ 1: Tổn thương giới hạn ở lớp biểu bì, vùng da đỏ, khô, không có phồng rộp da, đau nhiều.

Bỏng độ 2: Tổn thương qua lớp biểu bì tối lớp sâu hơn của da ( lớp tổ chức liên kết), vùng da đỏ và bị phồng rộp lên, đau nhiều

Bỏng độ 3: Tổn thương sâu qua cả lớp biểu bì, lớp hạ bì, tổn thương dày cứng, màu trắng hoặc nâu có khi khô và giống như than cháy. Vết bỏng mất cảm giác đau do tổn thương các dây thần kinh tại chỗ.

Bỏng độ 4: Tổn thương qua da, mỡ dưới da tới cơ xương, do vậy bỏng độ 4 với tổn thương khô cứng như than cháy và cũng mất cảm giác.

Cần làm gì khi bị bỏng?

Cần làm gì khi bị bỏng?

Xử trí bỏng theo cấp độ đúng cách

Bỏng độ 1 và độ 2 được xếp vào dạng bỏng nhẹ, có thể điều trị tại nhà theo hướng dẫn sau đây:

  • Ngâm vết thương trong nước mát trong 5 phút hoặc lâu hơn. Việc đặt vùng bỏng dưới vòi nước chảy với áp lực nhẹ để làm mát vết bẩn cũng được khuyến cáo mang lại hiệu quả tốt.
  • Dùng acetaminophen hoặc ibuprofen để giảm đau
  • Bôi capocaine (gây tê) với gel hoặc kem lô hội để làm dịu da
  • Sử dụng thuốc sát trùng ngoài da như povidone-iodine, cetrimide, chlorhexidine… thoa trực tiếp lên vết thương để phòng ngừa nhiễm khuẩn.
  • Trường hợp bỏng nhẹ cũng có thể dùng kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm khuẩn và giúp vết thương mau lành. Việc dùng kháng sinh cần có sự chỉ định của bác sĩ để lựa chọn kháng sinh phù hợp với mức độ bỏng. Thông thường với bỏng nhẹ các loại kháng sinh tại chỗ dạng thuốc mỡ, kem bôi sẽ được sử dụng. Mặc dù là dùng tại chỗ tuy nhiên, kháng sinh vẫn có thể gây ra các tác dụng phụ như dị ứng da, buồn nôn, tiêu chảy…
  • Một  số loại thuốc mỡ, kem bôi có nguồn gốc từ thảo dược như: dầu mù u, nghệ, nha đam… cũng thường được sử dụng trong điều trị bỏng và mang lại hiệu quả tốt.

Nói về vấn đề này giảng viên Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y dược Pasteur cũng đưa ra lưu ý sau: Bạn không nên sử dụng nước đá làm mát vết bỏng, vì điều này có thể làm vết thương tồi tệ hơn, không nên để những vật như quả bóng bông vào vết bỏng vì các sợi nhỏ có thể dính vào vết thương và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Ngoài ra, bạn cần tránh các biện pháp khắc phục tại nhà như bơ và trứng vì những biện pháp này không được chứng minh là có hiệu quả.

Với những mụn nước của bỏng độ 2 cần được chăm sóc đúng cách không nên tự ý chọc vỡ vết phỏng, do tính chất mỏng manh của những vết thương này, bạn cần giữ cho khu vực sạch sẽ và băng bó đúng cách. Bỏng độ 2 thông thương 2-3 tuần sẽ lành và không để lại sẹo. Tuy nhiên, nếu như các mụn nước càng nhiều và trong tình trạng xấu, vết bỏng sẽ càng lâu lành. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, bạn cần ghép da. Ghép da sẽ lấy từ làn da khỏe mạnh từ một khu vực khác của cơ thể bạn.

Bỏng độ 3 và độ 4 gây ra nhiều thiệt hại, kéo dài qua các lớp da. Có một quan niệm sai lầm rằng bỏng độ ba là đau đớn nhất. Tuy nhiên, với loại bỏng này, tổn thương lan rộng đến mức có thể không có bất kỳ đau đớn nào do bỏng sâu làm tổn thương thần kinh tại chỗ nên bệnh nhân mất cảm giác vùng bỏng. Với bỏng độ nay người bệnh cần điều trị tại cơ sở y tế với các kỹ thuật chăm sóc, ghép da, điều trị nhiễm khuẩn… Không có mốc thời gian cụ thể nào để chữa lành cho bỏng độ ba. Nếu không được chăm sóc và điều trị đúng bỏng có thể lâu lành, nhiễm khuẩn hoặc lành dưới dạng sẹo xấu, sẹo co rút.

Nguồn: caodangyduocpasteur.com.vn

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y DƯỢC PASTEUR TUYỂN SINH TPHCM

VPTS - ĐT Quận Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 – 09.6295.6295
VPTS - ĐT Quận Bình Tân: 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP.HCM. Tư vấn: 0799.913.913 - 0788.913.913

Gặp Tư vấn

Top