Bệnh tự miễn mặc dù hiện nay đã có nhiều phương pháp chữa trị nhưng vẫn không thể điều trị khỏi hoàn toàn và luôn đe dọa bởi những biến chứng nặng. Vậy bệnh tự miễn là gì và nguyên nhân nào gây bệnh tự miễn?
Bệnh tự miễn là căn bệnh phổ biến thứ 3 trên thế giới
Cùng tìm hiểu về căn bệnh phổ biến thứ 3 sau ung thư và bệnh tim mạch (5-8% tổng số bệnh nhân ở Mỹ) – bệnh tự miễn. Những thông tin sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về sự nguy hiểm và phòng tránh các bệnh tự miễn.
Bệnh tự miễn là gì?
Bệnh tự miễn là khái niệm chỉ các bệnh gây ra do rối loạn hệ miễn dịch, đặc trưng bởi việc các tế bào của chính cơ thể bệnh nhân trở thành đích tấn công bởi hệ miễn dịch. Nguyên nhân chính xác của hiện tượng này vẫn chưa được tìm hiểu rõ ràng. Bệnh tự miễn gây ra nhiều triệu chứng đa dạng trên hầu khắp các cơ quan của cơ thể (tuyến nội tiết, đường tiêu hóa, mô liên kết, tim, da, thận, khớp…) và không thể điều trị khỏi hoàn toàn.
Các bệnh tự miễn thường gặp
Theo thống kê, bệnh tự miễn có đến hơn 180 loại khác nhau, xảy ra ở nữ nhiều hơn nam. Xét trên tiêu chí diện tổn thương, bệnh tự miễn chia thành 2 nhóm: bệnh tự miễn hệ thống và bệnh tự miễn đặc hiệu cơ quan. Trong đó có thể kể đến những bệnh tự miễn phổ biến nhất ở phụ nữ như:
- Viêm khớp dạng thấp
- Phụ nữ bị vẩy nến bệnh vẩy nến này đặc trưng bởi các mảng da dày, bong vảy
- Viêm khớp vảy nến
- Bệnh Lupus gây tổn thương nhiều nơi của cơ thể bao gồm khớp, da
- Các bệnh về tuyến giáp và viêm tuyến giáp
- Các bệnh phổ biến khác là bệnh viêm ruột khi hệ thống miễn dịch tấn công niêm mạc của ruột non hoặc ruột già hoặc đại tràng.
- Bệnh tự miễn làm tăng 62% nguy cơ mắc các bệnh trầm cảm hoặc rối loạn tâm lý khác.
- Những người có hệ miễn dịch suy yếu khả năng mắc bệnh ung thư cao hơn bình thường.
Tự miễn không phải lúc nào cũng là hiện tượng bất thường bệnh lý. Ví dụ một số hiện tượng tự miễn tự nhiên vô hại, như: kháng thể kháng hồng cầu già, một số tự kháng thể, tự miễn với tinh trùng…
Triệu chứng lâm sàng của bệnh tự miễn
Bệnh tự miễn có thể tác động đến nhiều bộ phận của cơ thể và gây ra các triệu chứng rất khác nhau tùy bệnh. Theo chia sẻ của các bác sĩ tư vấn chuyên môn tại fanpage Tin tức Y tế Việt Nam – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, các triệu chứng thường gặp bao gồm:
- Sốt kéo dài, không đáp ứng hạ sốt hoặc sốt tăng trở lại ngay khi hết thuốc
- Mệt mỏi, uể oải diễn ra thường xuyên.
- Giảm tập trung, giảm chú ý.
- Ngứa da, nổi mề đay, phát ban: cần phân biệt với các phản ứng dị ứng.
- Tăng cân hoặc giảm cân đột nhiên, bất thường, không rõ nguyên nhân.
- Sưng đau các tuyến ở khớp, cổ họng vì hệ miễn dịch tạo các kháng thể tự “hủy hoại” các mô tại các cơ quan.
- Thay đổi trong nhu động ruột và quá trình trao đổi chất dị ứng thực phẩm hoặc gặp các vấn đề về tiêu hóa khiến bạn dễ bị dị ứng với thực phẩm hoặc gây nên tình trạng táo bón, tiêu chảy.
Khi thấy có bất kỳ bất thường nào kể trên, bạn cần đi khám sớm để chẩn đoán xác định nguyên nhân và tiếp nhận điều trị sớm.
Nguyên nhân nào gây ra bệnh tự miễn?
Nguyên nhân gây ra bệnh tự miễn là do hệ thống miễn dịch của cơ thể xác định sai mục tiêu tấn công. Nếu như bình thường, hệ miễn dịch là vũ khí của cơ thể có tác dụng chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn hoặc bất kỳ kháng nguyên lạ nào khác. Nhờ đặc tính này mà hệ miễn dịch bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật, nhiễm khuẩn. Trong bệnh tự miễn, hệ miễn dịch của chính bệnh nhân “quay giáo” tấn công bằng cách tạo ra các kháng thể chống lại và làm tổn thương các mô trong cơ thể. Bởi cơ chế này, tự miễn còn có thể hiểu là tự hủy, sự hủy hoại có thể xuất hiện ở bất kỳ cơ quan nào trong cơ thể như đường tiêu hoá, tim, da, thận…
Có thể phòng tránh bệnh tự miễn không?
Mặc dù xã hội hiện đại đang ngày càng phát triển, nhưng đi cùng với nó là số người mắc các bệnh liên quan đến các bệnh tự miễn ngày càng gia tăng mà chưa có thuốc chữa triệt để. Vì thế để phòng tránh các bệnh tự miễn và bảo vệ hệ miễn dịch, bạn cần duy trì một chế độ ăn uống phù hợp, duy trì cân nặng hợp lý, nghỉ ngơi điều độ và hạn chế hút thuốc lá.
Đi khám sức khỏe định kỳ 1-2 lần/năm nhằm phát hiện sớm những bệnh nguy hiểm, trong đó có các bệnh liên quan đến hệ miễn dịch. Tập luyện thể dục thể thao vào đa số các ngày trong tuần nhằm duy trì cơ thể khỏe mạnh.
Khi có bất kỳ dấu hiệu nghi ngờ bản thân mắc bệnh tự miễn, bạn nên đi khám ngay để được tư vấn các phương pháp điều trị phù hợp, không nên tự ý dùng các loại thuốc không rõ nguồn gốc khiến bệnh có thể trở nên nghiêm trọng hơn và gây nguy hiểm đến tính mạng.
Hiện nay mặc dù đã có nhiều loại thuốc và kỹ thuật mới ra đời để điều trị bệnh tự miễn song cũng mới chỉ điều trị được triệu chứng của bệnh mà chưa thể khỏi hoàn toàn. Không ai bảo vệ được bản thân tốt nhất ngoài chính bạn nên mọi người cần tìm hiểu và nâng cao ý thức bảo vệ hệ miễn dịch của cơ thể bằng những phương pháp đơn giản hàng ngày.
Nguồn: caodangyduocpasteur.com.vn