Thứ Hai – Chủ Nhật: 7:00 – 18:00

Bệnh sởi ở người lớn nguy hiểm như thế nào và cách phân biệt với bệnh Rubella

Bệnh sởi ở người lớn ít gặp hơn trẻ em nhưng thường bị xem nhẹ, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhiều người nhầm lẫn sởi với Rubella. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin để bạn hiểu rõ hơn và bảo vệ sức khỏe hiệu quả.

<center><em>Không nên xem thường sự nguy hiểm của bệnh sởi, kể cả với người lớn</em></center>
Không nên xem thường sự nguy hiểm của bệnh sởi, kể cả với người lớn

Bài viết dưới đây được cô Thanh Nga giảng viên tại Cao đẳng Y Dược TPHCM chia sẻ về bệnh sởi ở người lớn nguy hiểm như thế nào và cách phân biệt với bệnh Rubella

1. Tổng quan về bệnh sởi

Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus thuộc họ Paramyxovirus gây ra. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh sởi có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, đặc biệt là ở trẻ em dưới 5 tuổi.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), vào năm 1980, khi vắc xin sởi chưa được phổ biến, có đến 2,6 triệu người tử vong vì bệnh này. Đến năm 2012, số ca tử vong toàn cầu do sởi là 122.000 người.

Dữ liệu từ WHO cho thấy, vào năm 2023, khu vực châu Âu ghi nhận hơn 300.000 ca mắc bệnh sởi. Khu vực Tây Thái Bình Dương cũng chứng kiến sự gia tăng khoảng 255% số ca bệnh. Trong năm 2024, Việt Nam được xếp vào nhóm các quốc gia có nguy cơ cao về bùng phát dịch sởi theo chu kỳ 5 năm.

2. Mức độ nguy hiểm của bệnh sởi

Bệnh sởi ở người lớn thường không được chú trọng như ở trẻ nhỏ, dẫn đến tâm lý chủ quan và bỏ qua việc khám và điều trị, từ đó có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như viêm não, liệt, hoặc động kinh. Người lớn thường mắc bệnh sởi do chưa được tiêm phòng hoặc thiếu kháng thể, và thường có xu hướng chủ quan trong việc phòng bệnh, vì tin rằng chỉ trẻ em mới bị sởi. Điều này làm tăng nguy cơ lây lan bệnh.

Khi người lớn mắc sởi, họ có thể gặp biến chứng như liệt tứ chi hoặc rối loạn cơ tròn nếu bị viêm màng não hoặc viêm tủy. Ngoài ra, bệnh sởi còn có thể gây viêm phổi, viêm phế quản, hoặc mù lòa. Phụ nữ mang thai mắc sởi có nguy cơ sinh non hoặc sẩy thai.

Sau khi hết sốt, nếu không được chăm sóc đúng cách, bệnh nhân có thể bị sốt cao trở lại với các triệu chứng như đau đầu, co giật, hoặc hôn mê. Bệnh sởi lây qua đường hô hấp với tốc độ nhanh, dễ bùng phát thành dịch.

3. Triệu chứng khi mắc bệnh sởi ở người lớn

Tỷ lệ mắc bệnh sởi ở người lớn tương đối thấp vì hầu hết đã bị nhiễm bệnh khi còn nhỏ và đã có kháng thể. Tuy nhiên, bệnh sởi vẫn có thể xảy ra ở những người chưa có kháng thể. Thời gian ủ bệnh thường kéo dài từ 7 đến 21 ngày, sau đó các triệu chứng cụ thể sẽ xuất hiện như sau chia sẻ với sinh viên Cao đẳng dược:

  • Sốt cao và mệt mỏi liên tục.
  • Chán ăn.
  • Đau đầu.
  • Viêm long đường hô hấp trên, với các biểu hiện như ho khan, sổ mũi.
  • Mắt đỏ, cảm giác cộm, chảy nước mắt, nhạy cảm với ánh sáng, và sưng nề vùng mi mắt.
  • Hạt nhỏ màu trắng hoặc xám, kích thước khoảng 0,5 – 1mm, xuất hiện ở phía bên trong miệng, ngang răng hàm trên.
  • Phát ban thường xuất hiện sau khi sốt cao khoảng 2 – 4 ngày, với các nốt ban hồng, nổi cộm trên da. Sau khi phát ban xuất hiện trên toàn cơ thể, thân nhiệt sẽ giảm dần.

4. Phân biệt bệnh sởi và sởi Rubella 

Bệnh sởi và sởi Rubella là 2 bệnh lý khác nhau nhưng rất dễ gây nhầm lẫn vì tên gọi. Sau đây là một số đặc điểm phân biệt:

Bệnh Sởi ở Người Lớn 3

5. Phương pháp chẩn đoán bệnh sởi

Bệnh sởi ở người lớn thường được chẩn đoán qua các triệu chứng lâm sàng như sốt, viêm kết mạc mắt, hoặc viêm đường hô hấp. Dấu hiệu dễ nhận diện nhất là các nốt phát ban hồng dát sẩn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bệnh có thể không biểu hiện đầy đủ các triệu chứng điển hình và chỉ gây sốt nhẹ, điều này có thể dẫn đến việc bệnh dễ bị bỏ qua. Do đó, ngoài việc dựa vào triệu chứng lâm sàng, bác sĩ có thể sử dụng các phương pháp chẩn đoán bổ sung như:

Xét nghiệm công thức máu để kiểm tra số lượng bạch cầu, bạch cầu lympho, và tiểu cầu.

Chụp X-quang phổi để phát hiện tình trạng viêm phổi kẽ hoặc tổn thương nhu mô phổi.

Xét nghiệm huyết thanh học để tìm kháng thể IgM.

Phản ứng khuếch đại gen để phân lập virus từ máu hoặc dịch mũi họng, đặc biệt trong giai đoạn sớm nếu có thể.

Chẩn đoán bệnh sởi được xác định dựa trên các thông tin dịch tễ như tiếp xúc với bệnh nhân sởi hoặc sống ở khu vực có dịch sởi, kết hợp với các triệu chứng lâm sàng đã nêu.

6. Cách thức điều trị bệnh sởi

Khi phát hiện mắc bệnh sởi, người bệnh cần tự cách ly để ngăn ngừa sự lây lan của virus. Điều trị bệnh sởi ở người lớn cần được thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ với các biện pháp cụ thể sau:

Hạ sốt: Để hạ sốt nhanh chóng, bệnh nhân nên uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, uống nhiều nước trái cây, và nghỉ ngơi trong môi trường thoáng mát.

Chế độ dinh dưỡng: Người bệnh cần được cung cấp đầy đủ dưỡng chất và vitamin A để hỗ trợ quá trình phục hồi nhanh chóng và ngăn ngừa các biến chứng về mắt.

Vệ sinh: Cần chăm sóc vệ sinh cá nhân tốt và cách ly bệnh nhân tại nhà trong điều kiện tốt nhất. Người bệnh nên chú trọng đến việc chăm sóc răng miệng.

Nếu trong quá trình điều trị, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng như sốt cao, sốt tái phát sau khi các nốt phát ban đã giảm, nhịp tim nhanh hoặc tình trạng ngủ li bì, cần phải đưa ngay đến bệnh viện để được can thiệp y tế kịp thời.

Nguồn: Tin y tế – Trường Cao đẳng Y dược Pasteur

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y DƯỢC PASTEUR TUYỂN SINH TPHCM

VPTS - ĐT Quận Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 – 09.6295.6295
VPTS - ĐT Quận Bình Tân: 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP.HCM. Tư vấn: 0799.913.913 - 0788.913.913

Gặp Tư vấn

Top