Thứ Hai – Chủ Nhật: 7:00 – 18:00

Gãy xương đòn là gì? Có nguy hiểm không?

Gãy xương đòn là gì? Gãy xương đòn có nguy hiểm đến tính mạng? Biết được những kiến thức y học đơn giản sẽ giúp bạn dễ dàng phòng tránh và xử lý chúng đúng cách nếu không may gặp phải.

Hình ảnh người bệnh gãy xương đòn vai

Hình ảnh người bệnh gãy xương đòn vai

Gãy xương đòn là gì?

Gãy xương đòn là khi một người nào đó bị đánh mạnh vào vai hoặc bị ngã trong tư thế cánh tay dạng ra và cũng có thể xảy ra sau khi bị chấn thương xương đòn trực tiếp trong một tai nạn giao thông hoặc tai nạn khác.

Nguyên nhân gãy xương đòn

Xương đòn gãy có thể do bị ngã đập vai xuống đất. Bên cạnh đó, nó cũng có thể xảy ra do té ở tư thế dạng tay hoặc bị đánh trực tiếp vào xương đòn. Đối với những đứa trẻ sơ sinh, bị gãy xương đòn có thể xảy ra khi bé được sinh qua ngã âm đạo có khung chậu hẹp.

Những đối tượng dễ bị gãy xương đòn

  • Vận động viên thể dục thể thao như bóng đá, đấu vật. Thanh thiếu niên tham gia thể thao sai quy cách như trượt ván, đạp xe.
  • Tuổi tác: khi tuổi cao khả năng gãy xương càng tăng lên do xương giòn và dễ gãy nên bạn cần tránh những va chạm
  • Phụ nữ trong khi chuyển dạ nếu thai nhi có trọng lượng lớn, xương chậu của mẹ hẹp cũng tăng khả năng gãy xương đòn

Triệu chứng thường gặp của gãy xương đòn

Bác sĩ tư vấn chuyên môn tại fanpage Tin tức Y tế Việt Nam – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, các triệu chứng phổ biến của gãy xương đòn bao gồm:

  • Sưng nề, đau dọc theo xương đòn
  • Cơn đau tăng dần lên theo thời gian và nghe thấy tiếng rắc khi bạn cử động vai hay cánh tay
  • Biến dạng phía xương bị gãy: phần vai vị chùng xuống về phía dưới
  • Trẻ sơ sinh gãy xương đòn không thể cử động cánh tay
  • Nếu thấy những dấu hiệu sau bạn nên gặp bác sĩ ngay: tay bị tê, cảm giác bị châm chích, bạn thấy rất đau và dùng thuốc giảm đau không có tác dụng, xương đâm ra khỏi da, không thể cử động tay,…
Sơ cứu gãy xương đòn đúng cách
Sơ cứu gãy xương đòn đúng cách

Điều trị gãy xương đòn như thế nào?

Để chẩn đoán bị gãy xương đòn ban đầu các bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng và tình huống chấn thương xảy ra, kiểm tra tổn thương cánh tay, bàn tay, ngón tay. Bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định chụp X- quang, chụp CT vi tính để chẩn đoán chính xác bệnh

Phương pháp phổ biến để điều trị gãy xương đòn bao gồm:

  • Chườm đá: Sau khi bị gãy xương đòn trong khoảng 2-3 ngày đầu tiên bạn có thể giảm đau bằng cách chườm đá xung quanh khu vực bị gãy.
  • Hỗ trợ cánh tay: Các bác sĩ có thể sẽ sử dụng một băng đeo tay trong vòng khoảng 6 tuần để giữ cho cánh tay luôn cố định bên cạnh đó cũng giữ cho xương đòn của bạn không bị trật khớp cho đến khi nó lành;
  • Thuốc: Để kiểm soát cơn đau hoặc kiểm soát nhiễm trùng bạn có thể sử dụng thuốc kháng sinh hoặc một số loại thuốc khác theo hướng dẫn của bác sĩ;
  • Vật lý trị liệu: Sau khi bị gãy xương đòn, bạn có thể cảm thấy khó khăn để cử động cánh tay của mình do đã được cố định trong một thời gian dài. Vì vậy, những bài tập nhẹ nhàng sẽ rất cần thiết để giúp bạn giảm độ cứng trong khi vẫn băng đeo tay cũng như khi xương đã lành để hỗ trợ phục hồi hoàn toàn.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Các lối sống và biện pháp khắc phục sau đây có thể giúp bạn kiểm soát nguy cơ gãy xương đòn:

  • Làm việc nặng hay chơi thể thao cần có đồ bảo hộ lao động, bảo hộ thể thao
  • Nắm vững phương pháp giảm thiểu va chạm, té ngã trong khi chơi thể thao
  • Ăn thực phẩm giàu canxi, vitamin D để giúp xương chắc khỏe
  • Vận động cơ thể thường xuyên, thể dục thể thao phù hợp với sức khỏe.

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y DƯỢC PASTEUR TUYỂN SINH TPHCM

VPTS - ĐT Quận Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 – 09.6295.6295
VPTS - ĐT Quận Bình Tân: 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP.HCM. Tư vấn: 0799.913.913 - 0788.913.913

Gặp Tư vấn

Top