Cách sắp xếp thuốc theo nhóm đạt chuẩn GPP luôn là mối bận tâm của các cá nhân chuẩn bị kinh doanh nhà thuốc. Vì thế các giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur xin chia sẻ về cách sắp xếp thuốc theo nhóm đạt chuẩn GPP trong bài viết sau đây.
- Trong thời đại 4.0 mở Nhà thuốc kinh doanh có những lợi thế gì?
- Bí quyết kinh doanh Dược phẩm mang lại nhiều lợi nhuận
- Nắm rõ điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề Dược mới nhất năm 2020
Cách sắp xếp thuốc theo nhóm đạt chuẩn GPP
Với thâm niên nhiều năm trong nghề cùng kinh nghiệm giảng dạy ngành Dược, giảng viên Cao đẳng Dược HCM – Trường Cao đẳng Y dược Pasteur chia sẻ, việc sắp xếp các nhóm thuốc trong nhà thuốc theo tiêu chuẩn GPP, không những giúp các Dược sĩ thuận tiện hơn trong việc tìm kiếm và bán thuốc, mà còn giúp quá trình xét duyệt nhà thuốc đạt chuẩn GPP được nhanh chóng hơn. Điều kiện cần khi sắp xếp thuốc theo nhóm:
- Diện tích Nhà thuốc từ 10 mét vuông trở lên bao gồm: khu vực kê tủ thuốc, khu vực vệ sinh và nơi để tư vấn, kê đơn cho người bệnh.
- Nhiệt độ phòng bảo quản thuốc thấp hơn 300 độ C, độ ẩm không quá 75%
Dưới đây là những cách sắp xếp thuốc theo nhóm tại các Nhà thuốc hiện nay:
Thứ 1: Sắp xếp thuốc theo nhóm từng mặt hàng riêng biệt
Thường mỗi nhà thuốc sẽ có rất nhiều nhưng mặt hàng khác nhau. Gồm: dược phẩm dùng để điều trị bệnh, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, hàng hóa, thiết bị y tế,… Điều này đòi hỏi người bán thuốc phải phải biết cách nhận biết các mặt hàng để sắp xếp cho đúng vị trí:
Cách nhận biết tên thuốc:
Trên hộp ghi số đăng ký (SĐK): chữ – số được cấp – năm cấp
Nếu VN: là thuốc nhập khẩu; còn VD, VS, V.. là thuốc sản xuất trong nước)
- V…: ký hiệu nhận biết là thuốc
- 1200: số thứ tự do Cục quản lý dược cấp
- 12 : năm cấp số đăng ký (năm 2012)
Số khác: GC-XXXX-XX là số đăng ký thuốc gia công
Thuốc sẽ được sắp xếp thành 2 nhóm: thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn:
- Thuốc không kê đơn: phân loại dựa theo Thông tư 23 về quy định Danh mục thuốc không kê đơn (gồm 250 hoạt chất).
- Thuốc kê đơn phân thành 30 nhóm dựa vào Công văn 1517/BYT-KCB Hướng dẫn thực hiện Quy chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú.
Cách nhận biết thực phẩm chức năng:
Số đăng ký ghi trên hộp là số công bố tiêu chuẩn (SCBTC): số được cấp/ năm cấp/ YT-CNTC và có dòng chữ: Thực phẩm chức năng hoặc Thực phẩm dinh dưỡng hoặc Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Sắp xếp thuốc theo nhóm yêu cầu bảo quản
Thứ 2: Sắp xếp thuốc theo nhóm yêu cầu bảo quản
Mỗi loại thuốc thường có yêu cầu bảo quản khác nhau. Cụ thể như:
- Thuốc kháng sinh, hạ sốt… chỉ cần bảo quản ở điều kiện bình thường
- Vacxin, thuốc viên đạn hạ sốt…thì cần bảo quản ở nhiệt độ đặc biệt. Hoặc những loại hàng dễ bay hơi, có mùi, dễ phân hủy… thì cần có khu vực bảo quản riêng.
Thứ 3: Theo yêu cầu của các quy chế, quy định chuyên môn hiện hành
- Nhóm thuốc độc bảng A, B phải được sắp xếp riêng, hoặc phải được đựng trong các ngăn tủ riêng có khóa chắc chắn, bảo quản và quản lý theo các quy chế chuyên môn ngành Dược hiện hành.
- Hàng chờ xử lý: Xếp vào khu vực riêng, có nhãn “Hàng chờ xử lý”.
- Riêng các mặt hàng dễ vỡ như chai, lọ, ống tiêm truyền,… để ở trong cùng và không xếp chồng lên nhau.
Ngoài ra, quý nhà thuốc còn có thể lựa chọn dựa trên các nguyên tắc sắp xếp khác nhau như: Theo nhóm tác dụng dược lý, công thức hóa học; hãng sản xuất; dạng thuốc,…
Thứ 4: Sắp xếp đảm bảo được nguyên tắc: Dễ tìm, dễ lấy, dễ thấy, dễ kiểm tra
Ngoài việc, sắp xếp thuốc theo nguyên tắc dễ tìm, dễ lấy, dễ thấy, dễ kiểm tra. Chúng ta cũng cần phải đảm bảo được tính thẩm mỹ, gọn gàng, ngay ngắn.
Nhãn hàng (Chữ, số, hình ảnh,..) trên các bao bì cần sắp xếp quay ra ngoài, thuận chiều nhìn của khách hàng.
Cũng như là đảm bảo chống đổ vỡ hàng hóa. Hàng nặng phải được để phía dưới, hàng nhẹ thì sắp xếp để phía trên.
Thứ 5: Sắp xếp theo nguyên tắc FEFO & FIFO
– Nguyên tắc FEFO (Hàng có hạn dùng còn lại ngắn hơn xếp ra ngoài, hạn dùng dài hơn xếp vào trong.)
– Nguyên tắc FIFO (Hàng sản xuất trước xuất trước, lô nhập trước xuất trước,…)
Đào tạo Cao đẳng Dược theo mô hình Nhà thuốc
Thứ 6: Cách sắp xếp các tài liệu, văn phòng phẩm, tư trang
– Sổ sách, giấy tờ, tài liệu có liên quan đến chuyên môn cần được phân loại, bảo quản cẩn thận và sạch sẽ (Theo quy định).
– Mẫu quảng cáo, giới thiệu thuốc cần có phiếu tiếp nhận công văn cho phép quảng cáo. Đồng thời phải được sắp xếp gọn gàng, để đúng nơi quy định.
– Văn phòng phẩm, dụng cụ phục vụ cho bán hàng, vệ sinh, tư trang phải sắp xếp gọn gàng, để đúng nơi quy định.
– Tư trang của Dược sĩ chuyên môn không được để trong khu vực quầy thuốc.
Một quầy thuốc thiết kế đẹp cùng việc bố trí nhà thuốc sao cho ngăn nắp khoa học, đạt chuẩn GDP luôn là điểm nhấn tại được ấn tượng tốt khách hàng và đây cũng là yếu tố quan trọng giúp doanh thu nhà thuốc đạt được lợi nhuận cao. Vì thế, khách hàng có thể tham khảo để lựa chọn được cho mình những cách sắp xếp nhà thuốc ấn tượng nhất.
Bên cạnh đó để có thể nâng cao trình độ, kiến thức, chuyên môn của người Dược sĩ, bạn cũng có thể Đăng ký trực tuyến tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur để được học ngành Dược trong thời gian sớm nhất.
Nguồn: caodangyduocpasteur.com.vn