Học sinh thì lo ôn luyện đề thi, kiến thức để chuẩn bị bước vào phòng thi, phụ huynh thì lo con không đủ sức khỏe, chọn sai ngành, thi rớt….
- Đề thi thpt quốc gia năm 2019 sẽ ra chủ yếu lớp 12
- Giảm giá vé tàu xe cho thí sinh đi lại thpt quốc gia 2019
- Thi thpt quốc gia năm 2019 nỗi ám ảnh điểm liệt
Thi thpt quốc gia 2019 cả phụ huynh và học sinh đều lo sốt vó
Chỉ còn 40 ngày nữa là kỳ thi thpt quốc gia đồng thời lấy điểm để xét tuyển vào các trường Đại học chính thức diện ra. Ngay từ bây giờ nhiều em học sinh đã phải chạy đôn chạy đáo học ngày học đêm để chuẩn bị kiến thức cho kỳ thi cuối cấp sắp tới.
Chị Nguyễn Xuân Hương (nhà ở chung cư Phú Thạnh, Q.Tân Phú, TP.HCM) có con học lớp 12 Trường THPT Trần Phú. Chị Hương cho biết: “Nhiều đêm tôi mất ngủ vì lo lắng, thương con. Cháu đang chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng nhất cuộc đời. 12 năm qua, vợ chồng tôi đầu tư cho con cũng chỉ đợi đến ngày này.”
“Thời điểm từ nay đến khi diễn ra kỳ thi không còn dài, cả lớp em đang tăng tốc để học, một ngày em học liền 3 ca rồi đêm về cày đề nhưng em và nhiều bạn của mình vẫn cảm thấy chưa đủ, chúng em ước một ngày có 48 tiếng để học”, là chia sẻ của nữ sinh Nguyễn Thị Phương Anh- học sinh trường THPT Việt Đức (Hà Nội).
Phương Anh chia sẻ thêm, càng ngày cánh cửa vào các trường đại học càng khắt khe, chính vì vậy muốn có cơ hội vào được trường tốt thì bản thân phải thực sự có năng lực. Những năm gần đây, có những trường bình quân mỗi môn được 8-9 điểm vẫn không có cơ hội vào trường nên chúng em càng áp lực.
Không chỉ Phương Anh mà Đậu Thị Hồng Nhung – thí sinh tự do cũng áp lực không kém, Hồng Nhung chia sẻ: “Năm ngoái em đăng ký thi vào Đại học Ngoại Thương nhưng không đậu, năm nay em thi lại dẫu lợi thế hơn các em khóa sau về thời gian hơn nhưng em vẫn áp lực, ngày nào cũng học đến 2 giờ sáng chưa tính thời gian đi học thêm ở lò luyện thi”.
Cũng theo chuyên gia Hoàng Anh Tú, nhiều cha mẹ chỉ biết gây áp lực mà quên cách tạo động lực cho con; quen kiểm soát con thay vì truyền cảm hứng; dạy con bằng kinh nghiệm tiêu cực đời mình thay vì khuyến khích con trải nghiệm; dùng tiêu chuẩn người khác áp đặt cho con.
Tôi đã từng đọc được những bức tâm thư như thế này: Mẹ ơi, con rẽ trái! Là con thay vì đi đúng đường (như hầu hết các cha mẹ mong muốn) thì lại muốn rẽ trái. Có khi là muốn bỏ học để theo ngành nghệ thuật hoặc muốn làm thợ, học nghề thay vì học văn hóa. Có khi lại là chuyện giới tính của mình, con không muốn mang giới tính cha mẹ sinh ra nữa. Trong bất cứ quyết định rẽ trái nào của con cũng sẽ khiến cha mẹ đau lòng, thậm chí sốc.
Vậy cha mẹ nên làm gì? Nếu là tôi, tôi chọn rẽ trái chính bản thân mình, theo con. Là cùng con tìm hiểu con đường con muốn rẽ. Đôi khi, nếu may mắn, hóa ra con đường con muốn rẽ chỉ là những lầm tưởng nhất thời. Chúng ta sẽ cùng nhau quay lại.
Thậm chí, thay vì nghỉ học văn hóa để chọn học trường nghề, sao không là xin nghỉ học đôi ba ngày, một hai tuần, cùng con thử xem con đường học nghề gian truân ra sao? Hãy tìm nhiều hơn nữa những ví dụ về việc đam mê không tạo nên thành công, người ta thành công rồi thì mới bắt đầu có đam mê cái đã khiến họ thành công. Bằng đam mê có trước thành công thì thường đam mê đó sẽ mãi mãi chỉ là u mê.
Nếu con vẫn quyết định rẽ trái thì có cha mẹ nào sẵn sàng bỏ rơi con mình không? Nếu chúng ta đã không thể bỏ rơi con thì sao lại cứ phải đau khổ và khiến con cũng đau khổ? Chấp nhận sự thật là cách duy nhất để giữ con ở lại bên mình. Thật khó để vui vẻ chấp nhận sự thật nhưng chí ít, việc chấp nhận sự thật sẽ không còn khiến chúng ta vật vã nữa.
Và khi đó, nếu con rẽ trái hay có đi lối nào, cha mẹ vẫn bên con. Bởi chúng ta không sinh ra một đứa trẻ sẽ học Đại học hay sẽ mãi bé bỏng như ngày nào. Đôi khi, cuộc đời muốn tạo ra những thử thách để biết chúng ta yêu con đến nhường nào.
Kỳ thi thpt quốc gia năm 2019 sẽ diễn ra vào 3 ngày bắt đầu từ ngày 25.06 cho đến hết ngày 27.06. Trước đó thí sinh có 1 ngày để chuẩn bị hồ sơ và thủ tục đăng ký dự thi thpt quốc gia cũng như nghe quy chế.