Theo đó sáng nay tại Hội nghị trực tuyến với Ban chỉ đạo 63 cụm thi thpt quốc gia, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đã có những chỉ đạo về kỳ thi thpt quốc gia năm 2019 sắp tới.
- Giảm giá vé tàu xe cho thí sinh đi lại thpt quốc gia 2019
- Thi thpt quốc gia năm 2019 nỗi ám ảnh điểm liệt
- 2,5 triệu nguyện vọng xét vào các trường Đại học năm 2019
Đề thi thpt quốc gia năm 2019 sẽ ra chủ yếu lớp 12
Cụ thể, tại Hội nghị, đại diện Bộ cho rằng cần siết chặt lại kỳ thi thpt quốc gia năm 2019 với mục tiêu an toàn và công bằng.
Phát biểu tại Hội nghị trực tuyến, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ Giáo dục và Đào tạo) Mai Văn Trinh cho biết: Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2019 vẫn là kỳ thi “2 trong 1” để lấy kết quả xét công nhận tốt nghiệp THPT Quốc gia và làm cơ sở cho tuyển sinh giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, kỳ thi năm nay có một số nét mới như quy định rõ nội dung đề thi nằm trong chương trình THPT quốc gia, chủ yếu là chương trình lớp 12.
Bộ cũng quy định, tăng tỷ lệ kết quả thi trong xét công nhận tốt nghiệp THPT (70% điểm trung bình các bài thi THPT Quốc gia dùng để xét tốt nghiệp THPT, 30% điểm trung bình cả năm lớp 12) thay vì tỷ lệ 50:50 như trước đây để tăng ý nghĩa, tính chất của kỳ thi THPT Quốc gia.
Để đảm bảo an toàn cho Kỳ thi THPT Quốc gia, Bộ cũng có một số điều chỉnh về tổ chức và kỹ thuật trong kỳ thi năm nay như phát huy vai trò của các trường đại học, cao đẳng trong tổ chức thi; quy định chặt chẽ về sắp xếp phòng thi, thí sinh tự do, thí sinh là học viên GDTX phải thi chung điểm thi với thí sinh là học sinh lớp 12 THPT; khu vực lưu trữ đề thi an ninh trực 24/24h.
Về chấm thi, Bộ Giáo dục và Đào tạo trực tiếp chỉ đạo tổ chức chấm bài thi trắc nghiệm, giao nhiệm vụ cho các trường đại học chủ trì, đặt camera giám sát phòng thi. Ở các bài thi tự luận, quy định chặt chẽ việc cách ly trong làm phách, bảo mật số phách, thực hiện nghiêm túc việc chấm 2 vòng độc lập.
Không tạo áp lực kỳ thi thpt quốc gia năm nay tới các em học sinh.
Phát biểu tại Hội nghị trực tuyến, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ khẳng định, kỳ thi THPT quốc gia không mới và không nên tạo ra áp lực lớn cho học sinh, phụ huynh và các nhà trường. Đây cơ bản là cuộc kiểm tra kiến thức kỹ năng trên diện rộng cho toàn học sinh lớp 12 trên toàn quốc và thí sinh chỉ cần ôn tập, bám sát đề thi tham khảo.
Để kỳ thi diễn ra thuận lợi, cần phát huy tinh thần chủ đạo ở từng địa phương, phân công đúng người, đúng trách nhiệm, đúng quy trình, tuyệt đối không có tình trạng “linh hoạt”.
Bên cạnh đó, cần chuẩn bị đầy đủ các điều kiện, đảm bảo tổ chức tốt kỳ thi như cơ sở vật chất, chọn đội ngũ coi thi đảm bảo nghiêm túc, trách nhiệm, xây dựng và triển khai phương án huy động các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội tham gia tổ chức thi. Đồng thời, có phương án dự phòng để giải quyết các tình huống bất thường có thể xảy ra, đảm bảo tổ chức kỳ thi an toàn, nghiêm túc, hiệu quả.
Dự kiến, trong kỳ thi này, ngoài đoàn thanh tra của các địa phương, Bộ cũng thành lập các đoàn thanh tra lưu động để kiểm tra công tác chuẩn bị thi ở các địa phương.
Tuy nhiên, dù kỳ thi có được chuẩn bị chu đáo thì Bộ trưởng cũng đề nghị các địa phương không được chủ quan, thực hiện đúng quy chế, đảm bảo tổ chức kỳ thi an toàn, nghiêm túc, tạo được niềm tin trong toàn xã hội.