Nhóm ngành Y dược trước sau khi ra trường thường xuyên phải tiếp xúc với bệnh nhân đặc biệt là máu đây là điều mà nhiều em học sinh lo ngại khi có mong muốn theo học nhóm ngành hot này.
- Khi nào các trường trả học bạ THPT và cấp giấy chứng nhận TN
- Điểm chuẩn sẽ tăng khối ngành Y dược – Công an sẽ trên 25 điểm
- Nhiều trường ĐH có thể sẽ điều chỉnh phương án tuyển sinh vì Covid
Sợ máu có nên theo học các ngành Y dược
Yêu thích nghề y, nghề dược nhưng sợ máu có thể trở thành sinh viên trường y không là câu hỏi của rất nhiều thí sinh tại buổi giao lưu trực tuyến trước thềm mùa tuyển sinh năm nay. Theo đó trong buổi giao lưu trực tuyến có rất nhiều các giáo viên, giảng viên đang giảng dạy tại các trường Đại học, Cao đẳng Y dược trên cả nước.
Tại buổi giao lưu nhiều em học sinh đang đợi kết quả tốt nghiệp có câu hỏi gửi về khi quan tâm đến nhóm ngành này. Đáng chú ý là câu hỏi đặt ra rất thực tế đó là sợ máu có thể trở thành sinh viên trường y không? Trả lời về vấn đề này PGS.TS Nguyễn Hữu Tú – Phó Hiệu trưởng Đại học Y Hà Nội cho hay: “Theo tôi, nếu thí sinh thực sự thích nghề Y thì việc sợ máu không phải là lý do cản trở các em thực hiện ước mơ trở thành bác sĩ. Rất nhiều sinh viên trước khi vào trường Y có cảm giác sợ máu nhưng khi đã vào học rồi thì quen dần với bệnh tật và môi trường bệnh viện nên không còn cảm giác sợ này. Tôi tin nếu trở thành sinh viên trường Đại học Y chắc chắn thí sinh sẽ học tốt và trở thành người thầy thuốc giỏi”.
Cũng theo cô Phạm Phương Lâm – giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng cho biết, không chỉ các em đâu mà nhiều người lớn tuổi hay những nam giới cũng có người sợ phải tiêm, phải lấy máu. Tuy nhiên trong thời gian học các em sẽ được làm quen với những kỹ thuật cũng như để chữa cho mình vượt qua nỗi sợ hãi đó thì cũng là một thành công lớn của các em theo học rồi. Đừng lo nếu các em yêu thích hãy cứ mạnh dạn đăng ký vào theo học.
Ngoài ra cũng có một số câu hỏi của thí sinh gửi về như trượt ngành Y thì có nên xét tuyển vào các nhóm ngành Dược bởi 2 nhóm ngành này gần nhau. Cô Nguyễn Thị Nhung – Cán bộ tuyển sinh Cao đẳng Dược cho biết, nhóm ngành Y dược bao giờ cũng là mối quan tâm hàng đầu của rất nhiều thí sinh có lực học từ khá trở lên vào mỗi mùa tuyển sinh. Ở trình độ đào tạo Đại học thì nhóm ngành này có tỷ lệ cạnh tranh khá cao, tuy nhiên với trình độ Cao đẳng thì nhóm ngành Y dược này sẽ dễ chịu hơn. Thí sinh có thể căn cứ vào những độ ưu tiên về tỷ lệ yêu thích để đưa ra sự lựa chọn. Nếu trượt ngành Y mà theo học ngành Dược một trong những nhóm ngành gần thì điều đó là rất tốt. Cô Nhung chia sẻ.
Cũng trả lời câu hỏi này PGS.TS Nguyễn Hữu Tú cho hay: “Trường Đại học Y Hà Nội có rất nhiều ngành với các điểm trúng tuyển rất khác nhau. Thí sinh nên tham khảo trên web của trường mình đăng ký để có sự điều chỉnh nguyện vọng cho phù hợp. Hơn nữa điểm trúng tuyển vào các trường Y cũng rất khác nhau. Vì vậy em có rất nhiều lựa chọn để trở thành sinh viên trường Y. Có một số nghề liên quan đến y tế như cử nhân sinh học, cử nhân điện tử y sinh học… của một số trường mà em có thể cân nhắc và lựa chọn”.
Ngoài việc quan tâm đến đầu vào thì nhiều thí sinh đã lo xa hơn khi đặt câu hỏi liên quan đến việc học nhóm ngành Y dược sau khi trúng tuyển. Trả lời về nhóm các câu hỏi trúng tuyển vào các nhóm ngành Y dược nhưng trong quá trình học tập sinh viên không đáp ứng được yêu cầu sẽ có cách giải quyết ra sao? Các chuyên gia cho rằng :”Nếu sinh viên vì lý do nào đó được trúng tuyển vào trường mà không có năng lực thực sự thì sẽ không thể theo học ngay trong những năm đầu tiên và sẽ bị loại bỏ. Thực tế này đã được chứng minh tại nhiều trường Đại học chứ không chỉ nhóm ngành Y dược, hàng năm nhiều trường Đại học đã cảnh cáo, đình chỉ, đuổi học khi thí sinh không hoàn thành chương trình. Do đó các em cũng nên cân nhắc kỹ lưỡng, học y, học dược có độ khó cao hơn gấp nhiều lần các chương trình đào tạo khác. Các chuyên gia tư vấn thêm.
Trường Cao đẳng Y dược Pasteur tổng hợp