Nhiều trường học sinh trên cả nước đã tổ chức lễ Bề giảng năm học trong đó thế hệ 2001 năm nay cũng sẽ là năm cuối cùng ngồi ghế nhà trường trước khi chia tay với đầy lưu luyến và nối tiếc.
- Lại đề xuất nghiên cứu bỏ kỳ thi thpt quốc gia
- Công bố quy định chấm thi môn Văn thpt quốc gia năm 2019
- Lại thế hệ 2K1 nữa sắp rời xa mái trường cấp 3 và chia tay tuổi học trò
Gần 1 triệu học sinh 12 chia tay thời học sinh trên cả nước
Cả nước năm nay có xấp xỉ gần 1 triệu học sinh lớp 12 sẽ kết thúc năm học đồng thời kết thúc quãng thời gian ngồi ghế trường phổ thông. Tại Hà Nội nhiều trường thpt cũng đã tổ chức lễ bế giảng với những giọt nước mắt bùi ngùi, tạm biệt với một lớp học sinh đã khôn lớn, trưởng thành.
Những giọt nước mắt rơi cho kỷ niệm ùa về và phút ngập ngừng không nỡ rời xa nhau… Ai cũng từng có một thời như thế và một ngày trọng đại mang tên: “Tạm biệt thanh xuân, chỉ ước khoảnh khắc này còn mãi”
‘Nghi thức’ truyền thống, không bao giờ thiếu trong ngày chia tay chính là màn ký tặng nhau lên chiếc áo đồng phục lớp hay cuốn sổ lưu bút học trò. Thường ngày sao mà chữ viết xấu thế, nhưng hôm nay chữ nghĩa bỗng dưng sạch, đẹp, rõ ràng lạ thường.
1000 ngày = 3 năm không dài so với một đời người, nhưng là cả quãng đời tuổi trẻ, cả giấc mộng thanh xuân của bao thế hệ. Ngày hôm nay cũng nắng vàng, trời xanh nhưng đó là ngày cuối cùng các cô cậu học trò được gọi là học sinh, ngày cuối cùng của những năm tháng học trò đầy mơ mộng. Chúng ta gửi vào đó biết bao ước mơ, hoài bão, có sự tinh nghịch, lém lỉnh nhưng cũng có sự ngây thơ, trong trẻo trước khi tung cánh bước vào đời.
3 năm cấp 3 chúng ta có thầy cô, bạn bè, những nụ cười, những giọt nước mắt, những lá thứ tay nắn nót viết vội cất giấu dưới ngăn bàn… Có những tình cảm thiêng liêng mà sau nhiều năm chúng ta cũng sẽ không bao giờ có lại.
Nếu gọi thời học sinh là thanh xuân, là một giấc mơ thì có lẽ sau nhiều năm, ta muốn mơ lại giấc mơ đó một lần… để được sống lại trong những ngóc ngách của nỗi nhớ, của hoài niệm.
Người ta thường nói, thanh xuân trôi qua như nước qua kẽ tay, không bao giờ có thể trở lại… nhưng hoài niệm mất đi, đâu có nghĩa là chúng ta sẽ sống trong nỗi buồn… đó sẽ chính là một kỷ niệm để chúng ta hiểu rằng, hôm nay phải làm gì để ngày sau không còn nuối tiếc.
Với những dòng lưu bút làm kỳ niệm của thế hệ học sinh ra trường năm nay.
Ba năm cấp ba này, có người trân trọng, nâng niu, cũng có người vô tình đánh rơi nó. Để đến khi trưởng thành, ta mới nhận ra: sẽ chẳng có thêm 1 lần “3 năm” nào tươi trẻ, hồn nhiên và rực rỡ như khi xưa nữa.
Ai cũng nói rằng thời gian tàn nhẫn, vì thời gian trôi nhanh bỏ lại phía sau những niềm nhung nhớ, những nỗi cô đơn, những kỷ niệm, nhưng chính chúng ta lại quên mất rằng phải sống sao để sau này nhìn lại không nuối tiếc điều gì cả.
Vì vậy, thời điểm bây giờ vẫn chưa phải là muộn. Hãy hành động, để tôi và bạn – đừng để bao giờ phải nói câu hối tiếc hay “giá như”. Hãy bỏ qua những giận hờn trước đây, hạ thấp cái tôi và tha thứ cho nhau nhiều hơn. Hãy dũng cảm nói lên lời yêu thương khi còn có thể…
Cấp ba xa rồi, tạm biệt thanh xuân, tạm biệt tuổi trẻ. Ký ức hãy ở lại thật yên bình, thật đẹp, thật vẹn tròn nhé! Tạm biệt, tạm biệt nhé bạn của tôi…”
Cũng chỉ còn 1 tháng nữa là gần 1 triệu thí sinh phổ thông năm nay sẽ bước vào kỳ thi tốt nghiệp, một kỳ thi quan trọng và là bước ngoặt cuộc đời. Sau kỳ thi này sẽ có những con đường mới dành riêng cho mỗi người, đấy là lý do vì sao những năm tháng ngồi ghế nhà trường được ví như là Thanh xuân của tuổi trẻ nồng nhiệt.