Thí sinh không được đánh dấu hoặc làm ký hiệu riêng, không được viết bằng bút chì trừ vẽ đường tròn bằng compa và tô các ô trên bài thi hoặc phiếu trả lời trắc nghiệm thpt quốc gia năm 2019.
- Bí kíp ôn tập hóa giải đề thi lịch sử thpt quốc gia trong nháy mắt
- Tất tần tật thời gian biểu từng buổi thi thpt quốc gia 2019
- Đề thi thpt quốc gia 2019 câu hỏi được sắp xếp từ dễ đến khó
Thí sinh không được viết bút chì trong bài thi thpt quốc gia
Trong phòng thi, thí sinh phải ngồi đúng vị trí có ghi số báo danh của mình. Trước khi làm bài, các em phải ghi đầy đủ số báo danh vào đề thi, giấy thi, Phiếu trả lời trắc nghiệm (TLTN), giấy nháp.
Khi nhận đề thi, các em phải kiểm tra kỹ số trang và chất lượng các trang in. Nếu phát hiện thấy đề thiếu trang hoặc rách, hỏng, nhoè, mờ phải báo cáo ngay với cán bộ coi thi (CBCT) trong phòng thi, chậm nhất 10 phút sau khi phát đề.
Không được trao đổi, quay cóp hoặc có những cử chỉ, hành động gian lận và làm mất trật tự phòng thi. Muốn phát biểu phải giơ tay để báo cáo CBCT. Khi được phép nói, thí sinh đứng trình bày công khai với CBCT ý kiến của mình.
Không được đánh dấu hoặc làm ký hiệu riêng, không được viết bằng bút chì trừ vẽ đường tròn bằng compa và tô các ô trên Phiếu TLTN; chỉ được viết bằng một thứ mực (không được dùng mực màu đỏ).
Khi có hiệu lệnh hết giờ làm bài, thí sinh phải ngừng làm bài ngay.
Các em có trách nhiệm bảo quản bài thi nguyên vẹn, không để người khác lợi dụng. Nếu phát hiện có người khác xâm hại đến bài thi của mình phải báo cáo ngay cho CBCT để xử lý.
Khi nộp bài thi tự luận, phải ghi rõ số tờ giấy thi đã nộp và ký xác nhận vào Phiếu thu bài thi. Thí sinh không làm được bài cũng phải nộp tờ giấy thi (đối với bài thi tự luận), Phiếu TLTN (đối với bài thi trắc nghiệm).
Không được rời khỏi phòng thi trong suốt thời gian làm bài thi trắc nghiệm. Đối với buổi thi môn tự luận, thí sinh có thể được ra khỏi phòng thi và khu vực thi sau khi hết 2 phần 3 thời gian làm bài của buổi thi, phải nộp bài thi kèm theo đề thi, giấy nháp trước khi ra khỏi phòng thi.
Trong trường hợp cần thiết, chỉ được ra khỏi phòng thi khi được phép của CBCT và phải chịu sự giám sát của cán bộ giám sát; trường hợp cần cấp cứu, việc ra khỏi phòng thi và khu vực thi của thí sinh do Trưởng Điểm thi quyết định.
Kỳ thi THPT quốc gia năm nay sẽ diễn ra từ ngày 24 đến 27/6, như năm 2018. Theo đó, chiều 24/6, thí sinh đến phòng thi làm thủ tục dự thi, đính chính sai sót thông tin đăng ký dự thi và nghe phổ biến quy chế, lịch thi. Ba ngày còn lại sẽ diễn ra các môn thi.
Ba bài thi độc lập là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và hai bài thi tổ hợp gồm Khoa học tự nhiên (Vật lý, Sinh học, Hóa học), Khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lý, GDCD với thí sinh học chương trình giáo dục THPT; Lịch sử, Địa lý với thí sinh học chương trình giáo dục thường xuyên).
Sáng 25/6, các em thực hiện bài thi đầu tiên là Ngữ văn, chiều thi Toán. Ngày tiếp theo, thí sinh làm bài Khoa học tự nhiên vào buổi sáng và Ngoại ngữ vào buổi chiều. Trong ngày thi cuối cùng (27/6), thí sinh thi bài Khoa học xã hội.
Để xét công nhận tốt nghiệp THPT, thí sinh học chương trình giáo dục THPT phải dự thi bốn bài (ba bài độc lập và một trong hai bài thi tổ hợp do thí sinh tự chọn). Thí sinh giáo dục thường xuyên phải dự thi hai bài Toán, Ngữ văn và một bài tổ hợp tự chọn.
Giống như những năm trước, thí sinh có thể chọn đăng ký thi cả hai bài tổ hợp, điểm bài nào cao hơn sẽ được chọn để tính điểm xét công nhận tốt nghiệp THPT. Tuy nhiên, khi đã đăng ký, các em phải làm đủ hai bài, nếu bỏ một trong hai sẽ không được xét.
Thí sinh giáo dục thường xuyên có thể chọn đăng ký dự thi cả bài Ngoại ngữ để dùng điểm xét tuyển cao đẳng, đại học, trung cấp.
Hội đồng thi công bố và thông báo kết quả cho thí sinh vào ngày 14/7. Kết quả xét công nhận tốt nghiệp THPT sơ bộ được công bố chậm nhất ngày 18/7. Trước 9/8, các Sở Giáo dục phải gửi danh sách thí sinh được công nhận tốt nghiệp THPT chính thức về Văn phòng Bộ Giáo dục.