Dự kiến kỳ thi THPT quốc gia sau năm 2020 có nhiều thay đổi, các chuyên gia cho rằng sẽ có nhiều xáo trộn với phương án thi bằng máy tính
Sẽ có nhiều xáo trộn khi thi thpt quốc gia bằng máy tính
2020 sẽ là năm thi THPT quốc gia cuối cùng như kỳ thi bắt đầu từ năm 2015, bởi từ năm 2021 đến 2025 sẽ có lộ trình thi mới. Theo đề xuất của Bộ GD- ĐT, học sinh hoàn thành chương trình lớp 12 nếu đáp ứng các quy định của Bộ GD-ĐT sẽ được hiệu trưởng cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình THPT.
TS Nguyễn Đức Nghĩa dự báo số lượng học sinh không tham gia kỳ thi THPT quốc gia đến năm 2021 có thể từ 35% trở lên. Việc tổ chức thi trên giấy như lâu nay hay thi trên máy sẽ tác động đến cách học cách thi của thí sinh, dự kiến đề thi từ năm 2021 sẽ không còn các môn riêng biệt như hiện nay, như lý – hóa – sinh thành bài thi khoa học tự nhiên, sử – địa – giáo dục công dân thành bài thi khoa học xã hội, chỉ còn các bài thi đúng nghĩa thực sự, các câu bị xáo trộn. Các trường ĐH sẽ thay đổi phương thức xét tuyển, phải tổ chức thêm các kỳ thi đánh giá năng lực.
TS Đặng Thị Ngọc Lan băn khoăn việc triển khai thi trên máy. Bà cho rằng nếu triển khai từ năm 2021 thì ngay từ lúc này, Bộ GD-ĐT phải có sự chuẩn bị tốt về hệ thống hạ tầng bao gồm máy móc, phần mềm. Vấn đề bảo mật an toàn đề thi cũng như việc chống tấn công, thâm nhập từ xa cũng phải được quan tâm, nếu không sẽ rủi ro lớn. Ngoài ra còn vấn đề cấp chứng nhận hoàn thành chương trình lớp 12 có nên hay không? Với chứng nhận này, các trường ĐH rõ ràng không dùng mà chỉ có thể học trung cấp. Do vậy, nên làm tốt công tác phân luồng từ sau THCS để các em đi học nghề. Tốn 3 năm học THPT chỉ để lấy chứng nhận quả là lãng phí. Xem thêm thông tin tuyển sinh Trường Trung học phổ thông thành phố Hồ Chí Minh
Dè dặt chọn ngành học Đại học.
Theo TS Lê Thị Thanh Mai – Trưởng Ban Công tác Sinh viên, ĐHQG TP HCM – trong kỳ thi và tuyển sinh 2019, khâu thông tin đến thí sinh được đầu tư kỹ lưỡng nên thí sinh cũng cân nhắc nhiều hơn. Năm nay, 3 nhóm ngành có tỉ lệ thí sinh đăng ký nhiều nhất, gồm: xã hội nhân văn; kinh doanh, quản lý; khoa học sức khỏe. Tuy nhiên, nhóm ngành nhiều thí sinh lựa chọn cũng là những khối ngành thay đổi nguyện vọng nhiều nhất sau khi có kết quả thi và các trường công bố ngưỡng điểm nhận hồ sơ xét tuyển. Điều này cho thấy việc chọn ngành của các em chưa đúng với nguyện vọng và năng lực. Thí sinh vẫn còn dè dặt, cần đón đầu được những ngành hấp dẫn trong tương lai như công nghệ thông tin, công nghệ thực phẩm chế biến, du lịch, nhà hàng khách sạn…
Tổng hợp tin tức giáo dục.