Theo như các Dược sĩ đến từ Trường Cao đẳng Y dược Pasteur chia sẻ thì bệnh Lao Ruột tuy hiếm gặp nhưng lại rất nguy hiểm và khó điều trị.
- Thử nghiệm vắc-xin Covid-19 thành công ở người
- Nóng: Tiếp tục thêm ca nhiễm Covid-19 mới có liên quan đến BN 243
- Thời gian áp dụng miễn giảm 100% học phí Cao đẳng Y dược
Bệnh Lao Ruột dưới góc nhìn của các Dược sĩ Pasteur
Bệnh Lao Ruột là gì?
Bệnh Lao ruột là bệnh lao xảy ra do nguyên nhân nguyên phát và thứ phát.
Lao ruột nguyên phát là loại bệnh lao ít gặp, xảy ra khi vi khuẩn lao xâm nhập vào cơ thể thông qua đường tiêu hoá và khu trú ở ngay ruột, sau đó vi khuẩn lao mới xâm nhập sang các cơ quan khác. Vi khuẩn xâm nhập trực tiếp qua đường ăn uống, chủ yếu do dùng sữa bò tươi và các chế phẩm từ sữa có trực khuẩn lao bò, sử dụng thức ăn và nước uống có nhiễm trực khuẩn lao.
Lao ruột thứ phát là lao ruột thường gặp sau khi bệnh nhân bị lao phổi, lao thực quản, lao họng hầu hoặc lao màng bụng, theo lời các dược sĩ tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur chia sẻ.
Biểu hiện của bệnh Lao ruột là gì?
Theo thông tin y tế cho biết, bệnh lao ruột thường xảy ra âm thầm trong giai đoạn đầu, dấu hiệu bệnh lao ruột thường không đặc hiệu do đó người bệnh thường không để ý cho tới khi bệnh tiến triển nặng nề. Các dấu hiệu bệnh lao ruột thường là biểu hiện bệnh lý đường tiêu hóa như:
- Buồn nôn, đau bụng toàn bộ hay khu trú, thường đau nhiều hơn ở hố chậu phải.
- Đường ruột bị tắc nghẽn do hẹp gây nên xảy ra tình trạng đau quặn bụng với chứng sôi bụng.
- Rối loạn đại tiện thường là bệnh nhân bị tiêu chảy kéo dài, có thể kèm theo phân có máu, đôi khi xảy ra tình trạng bị táo bón hoặc xen lẫn tiêu chảy và táo bón. Triệu chứng tiêu chảy xuất hiện nhiều hơn nếu bệnh nhân bị loét.
- Đầy hơi và hơi sôi bụng thường khu trú ở vùng hố chậu phải.
- Ngoài ra còn có một số triệu chứng như sụt cân, đổ mồ hôi đêm, sốt, suy nhược, …
Lao ruột, nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời có thể gây các biến chứng như tắc ruột, có khối u giống u đại tràng, thủng ruột, viêm phúc mạc, xuất huyết tiêu hóa nặng và hội chứng kém hấp thu dẫn đến suy kiệt và tử vong. Do đó, việc phát hiện sớm bệnh thông qua những dấu hiệu nhận biết có ý nghĩa rất lớn trong việc điều trị và hạn chế tối đa sự nguy hiểm của bệnh.
Điều trị bệnh lao ruột như thế nào?
Bệnh Lao Ruột dưới góc nhìn của các Dược sĩ Pasteur
Chẩn đoán bệnh
- Xét nghiệm máu: Theo các Giảng viên Cao đẳng Xét nghiệm cho biết, dựa vào những thay đổi như bạch cầu lympho tăng cao, tốc độ lắng máu tăng, bệnh nhân bị thiếu máu là dấu hiệu phổ biến để chẩn đoán bệnh nhân bị bệnh lao.
- Sử dụng Kỹ thuật Hình ảnh Y học chụp X-quang bụng: sử dụng thuốc cản quang barium, chụp khung đại tràng có cản quang, thấy các hình ảnh đại tràng có hình không đều (chỗ to, chỗ nhỏ), vùng hồi – manh – đại tràng ngấm thuốc không đều hoặc có hình đọng thuốc nhỏ, các ổ loét ở ruột non có các hình đọng thuốc, cố định, tròn hoặc hình bầu dục, hình ruột non biến dạng chỗ to, nhỏ (hình ống đàn), thụt tháo bằng barium và uống barium.
- Chụp mạch lympho bằng X-quang nhằm kiểm tra các mạch hệ thống bạch huyết sau khi tiêm một chất đục để tiến hành chụp X-quang.
- Chụp Gallium citrate giúp phát hiện các trường hợp viêm như viêm thanh mạc và viêm phúc mạc.
- Nội soi bằng ống mềm giúp bác sĩ quan sát được triệu chứng thực thể bao gồm các hạt lao như những hạt kê màu trắng rải rác trên niêm mạc, những ổ loét nông, bờ mỏng, màu tím bầm, có thể có chảy máu ở bờ hoặc đáy ổ loét hoặc một khối u, mặt không đều, thâm nhiễm hết vùng manh tràng.
Điều trị bệnh
Theo các bác sĩ chuyên khoa cho biết, bệnh lao ruột có thể được điều trị bằng phương pháp nội và ngoại khoa. Điều trị nội khoa bằng thuốc theo chỉ định kết hợp chế độ ăn uống hợp lý: ăn đủ chất, nhất là đạm, vitamin, không nên ăn nhiều thức ăn dạng bột. Phẫu thuật được chỉ định trong trường hợp có biến chứng (hơn 80% trường hợp phải can thiệp bằng phẫu thuật).
Nguồn: caodangyduocpasteur.com.vn