Thứ Hai – Chủ Nhật: 7:00 – 18:00

Nguyên nhân nào khiến trẻ bị chảy máu cam?

Chảy máu cam là một hiện tượng không hề hiếm, tỉ lệ gặp ở trẻ em nhiều gấp đôi người lớn. Đa số mọi người đều từng trải qua chảy máu cam ít nhất một lần trong đời. Cháy máu cam có thể tự cầm, nhưng đôi khi có thể cần sự can thiệp y khoa để cầm máu.

Tình trạng trẻ bị chảy máu cam
Tình trạng trẻ bị chảy máu cam

Nguyên nhân trẻ bị chảy máu cam

Chảy máu cam hay còn gọi là tỵ nục (chảy máu mũi) phổ biến đến mức có những đứa trẻ khoảng 2-3 tuổi có thể chảy máu mũi vào lẫn mỗi tuần. Vậy nguyên nhân nào là thủ phạm dẫn đến hiện tượng này?

Bé có thể bị chảy máu do nhiều nguyên nhân như:

  • Mạch máu mỏng và quá nhạy cảm, những trẻ có dạng mạch máu này thường bị vỡ mạch khi thời tiết hanh khô.
  • Do trẻ ngoáy mũi làm xây sát hoặc vỡ mạch máu trong mũi.
  • Do trẻ vô tình cào rách niêm mạc mũi.
  • Do trẻ nghịch nhét dị vật vào mũi.
  • Do trẻ đùa nghịch và bị va đập vùng mũi.
  • Do trẻ phơi nắng quá lâu.
  • Do trẻ hắt hơi hoặc xì mũi quá mạnh và nhiều lần dẫn đến tổn thương vỡ mạch máu mũi.
  • Do trẻ cọ xát mũi quá mạnh.

Các dạng chảy máu cam ở trẻ:

  • Chảy máu mũi ngoài: là dạng thường gặp nhất, máu chảy từ phần trước của mũi. Nguyên nhân là các mao mạch hoặc các mạch máu rất nhỏ bên trong mũi có thể bị vỡ do ma sát hoặc áp lực.
  • Chảy máu mũi trong: máu chảy từ phần sâu nhất của mũi, tràn xuống họng, nhận thấy vị máu tanh trong khoang miệng, nếu có ho kèm theo có thể có ho ra máu.. Dạng này ít gặp ở trẻ, hay gặp ở những người lớn tuổi, bệnh nhân tăng huyết áp hoặc những trường hợp chấn thương ở phần mặt hoặc mũi.

Hầu hết các trường hợp chảy máu cam thường xảy ra ở trẻ em từ 3-10 tuổi và có thể tự hết hoặc xử lý tại nhà. Bạn nên theo dõi hiện tượng này ở trẻ nếu việc chảy máu quá thường xuyên bạn bạn cần phải đưa bé đến bệnh viện ngay.

Những điều nên làm khi trẻ bị chảy máu cam

  • Bạn cần phải bình tĩnh và không được hoảng sợ

Đầu tiên phải khẳng định đa số hiện tượng chảy máu cam ở trẻ sẽ không gây nguy hiểm. Nguyên nhân thường là các bệnh lý đường hô hấp ngoài thể nhẹ, bao gồm: cảm lạnh, dị ứng gây sưng bên trong mũi, làm tăng kích thích từ đó dẫn đến hiện tượng chảy máu cam hoặc do môi trường, trẻ hay ngoáy mũi làm tổn thương mạch máu,…

Thay vì hoảng loạn, phụ huynh cần trấn an bé và tìm cách cầm máu cho bé.

  • Phương pháp cầm máu đúng cách

Nếu muốn cầm máu cho bé, cách tốt nhất các bậc phụ huynh nên làm là cho trẻ ngồi xuống ghế, giữ chặt một bên mũi bị chảy máu trong tư thế cúi đầu về phía trước và giữ yên như thế trong 10 phút. Cần lưu ý bởi một bên mũi bị bịt, cần nhắc con thở bằng miệng nếu bé khó thở. Máu thường tự cầm sau 10 phút, nếu máu chảy khó cầm cần đưa bé đến bệnh viện để thăm khám và điều trị sớm.

Trẻ giữ chặt một bên mũi bị chảy máu trong tư thế cúi đầu về phía trước nếu bị chảy máy cam

Trẻ giữ chặt một bên mũi bị chảy máu trong tư thế cúi đầu về phía trước nếu bị chảy máy cam

  • Áp một miếng gạc lạnh phía ngoài phần mũi đang chảy máu

Việc chảy máu có thể do nhiệt độ cơ thể cao, vì vậy bạn nên hạ thấp nhiệt độ cơ thể xuống bằng một miếng gạc lạnh hoặc ngậm một cục đá nhỏ. Gạc lạnh sẽ làm co mạch và giảm lưu lượng máu đến mũi, góp phần cầm máu.

  • Chế độ ăn cho trẻ khi bị chảy máu cam

Bạn có thể hạn chế hiện tượng chảy máu cam ở trẻ em bằng cách bổ sung đầy đủ: chất xơ, vitamin C, uống nhiều nước, ăn thức ăn lỏng,…

Những điều không nên làm khi trẻ bị chảy máu mũi

  • Không nên cho trẻ nằm ngửa hoặc ngửa đầu ra sau

Mọi người thường nghĩ rằng, khi trẻ em hoặc những người bị chảy máu cam được đặt nằm ngửa hoặc ngửa đầu ra sau sẽ khiến hạn chế việc chảy máu. Điều này thậm chí có thể gây nguy hiểm do máu chảy ngược vào miệng, họng. Hậu quả gây buồn nôn, máu khó đông. Nếu trẻ lớn trên 3 tuổi, bố mẹ có thể bảo bé xì mũi nhẹ nhàng để máu xuất ra ngoài sau đó mới giữ chặt mũi để máu không tiếp tục nhảy nữa.

  • Không nên nhét gạc hoặc những vật khác vào mũi để cầm máu

Khi trẻ bị chảy máu cam nhiều người đã thực hiện ngay việc nhét gạc, bông hoặc giấy vào mũi bé để cầm máu. Tuy nhiên, điều này không được khuyến khích vì có thể khiến bé bị nhiễm trùng nếu vật dụng cha, mẹ sử dụng không đảm bảo vệ sinh.

  • Không nên sử dụng nước muối

Nhiều người nghĩ rằng việc xịt nước muối vào mũi có thể sát khuẩn, tiệt trùng và làm ẩm mũi có thể hạn chế hiện tượng chảy máu cam ở trẻ tuy nhiên điều này là không chính xác. Vì nước muối chỉ có thể làm ẩm mũi trong một thời gian ngắn và để lâu còn có thể làm khô mũi hơn.

Trên đây là những thông tin hữu ích và đầy đủ nhất về hiện tượng chảy máu cam ở trẻ em có thể bạn quan tâm. Các kiến thức này đã được Cao đẳng Y dược Pasteur chắt lọc và tổng hợp cẩn thận, chu đáo. Hi vọng thông qua đó, bạn sẽ hiểu được các nguyên nhân, những điều nên làm và không nên làm để hạn chế chảy máu cho trẻ.

Nguồn: caodangyduocpasteur.com.vn

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y DƯỢC PASTEUR TUYỂN SINH TPHCM

VPTS - ĐT Quận Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 – 09.6295.6295
VPTS - ĐT Quận Bình Tân: 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP.HCM. Tư vấn: 0799.913.913 - 0788.913.913

Gặp Tư vấn

Top