Nhiều người nghĩ bệnh bạch cầu là ung thư máu. Thực ra đây là ung thư tại tủy xương – nơi sản xuất ra các loại tế bào máu. Vì thế cha mẹ cần có kiến thức vế cách phòng bệnh.
- Những dấu hiệu nhận biết bệnh viêm phổi ở trẻ nhỏ
- Những dấu hiệu sốt siêu vi ở người lớn bạn cần biết
- Bệnh nấm lưỡi ở người lớn là bệnh gì?
Bệnh viêm bạch cầu ở trẻ nhỏ
Bệnh bạch cầu là gì?
Bệnh bạch cầu khiến trong máu tích tự lượng bạch cầu vượt xa bình thường. Đồng thời số lượng và chức năng của các tế bào máu trưởng thành khác bị suy giảm. Tế bào máu có đặc điểm là chưa trưởng thành trọn vẹn. Những tế bào bạch cầu “em bé” này tích tụ lại bởi chúng sẽ không chết cũng không bị tiêu hao như bạch cầu trưởng thành. Khi bệnh bạch cầu khởi phát, là khi bạch cầu bất thường tích tụ trong tủy xương nhiều đến mức chiếm lĩnh hết vị trí, đồng thời cản trở tủy sản xuất các tế bào hồng cầu hay tiểu cầu mới. Tủy xương khỏe mạnh trở nên bất thường với đặc trưng tủy đồ cho thấy tỷ lệ tế bào non cao bất thường, giảm dòng hồng cầu và tiểu cầu. Khi hai dòng tế bào này giảm thiểu sẽ dẫn tới thiếu máu và bệnh máu khó đông. Theo thống kê, bệnh bạch cầu chiếm khoảng 25% trường hợp ung thư ở trẻ em. Bệnh không lây qua đường máu và cơ hội điều trị bạch cầu nếu phát hiện sớm khá khả quan.
Nguyên nhân gây ra bạch cầu ở trẻ em
Khoa học vẫn chưa tìm hiểu chính xác cơ chế bệnh sinh cũng như nguyên nhân chính xác gây ra bệnh bạch cầu ở trẻ em. Tuy nhiên, một số yếu tố nguy cơ sau được chứng minh có liên quan và làm tăng nguy cơ mắc bệnh, bao gồm:
- Độ tuổi: Độ tuổi dễ mắc bệnh bạch cầu nhất là từ 2 – 8 tuổi và đặc biệt là 4 tuổi. Tuy nhiên, các độ tuổi khác đều có thể mắc căn bệnh này. Ngoài ra, trẻ sinh đôi có nguy cơ nhiễm bệnh cao gấp 2 – 4 lần so với những đứa trẻ bình thường.
- Mắc các hội chứng bệnh di truyền: Khi trẻ mắc các bệnh di truyền như hội chứng Down, Kleinfelter hay thiếu máu Fanconi thì nguy cơ mắc bạch cầu cũng cao hơn.
- Môi trường: Trẻ sống trong điều kiện môi trường nguy hiểm như nhiễm phóng xạ cũng dễ mắc bạch cầu.
Cách điều trị bệnh viêm bạch cầu ở trẻ nhỏ
Triệu chứng bạch cầu ở trẻ em
Các triệu chứng bệnh bạch cầu ở trẻ em không rõ ràng, thường dễ bị nhầm lẫn với các chứng bệnh thông thường khác. Ngoài ra, mỗi đứa trẻ khác nhau và tùy từng giai đoạn cũng có những biểu hiện bệnh khác nhau. Một số triệu chứng bạch cầu thường gặp nhất ở trẻ em là:
- Dễ bị bầm tím và chảy máu: Chỉ một chấn thương nhỏ cũng có thể khiến đứa trẻ mắc bệnh bạch cầu dễ bị bầm tím, nổi các đốm đỏ dưới da hoặc chảy máu nhiều. Nguyên nhân là bởi lượng tiểu cầu trong máu thấp, khiến máu khó đông.
- Đau bụng và chán ăn: Biểu hiện tiếp theo của bệnh bạch cầu ở trẻ em là đau bụng và chán ăn. Lý do là vì các tế bào bạch cầu phát triển mạnh mẽ trong gan, lá lách và thận, khiến bụng đau, khẩu vị kém đi, giảm cân nặng.
- Khó thở: Khi các tế bào bạch cầu tập trung nhiều quanh các tuyến ức ở cổ sẽ khiến khó thở, thậm chí là ho và đau khi thở.
- Thường xuyên nhiễm trùng: Trẻ mắc bệnh bạch cầu khiến hệ thống miễn dịch của cơ thể bị yếu đi, giảm khả năng chống lại các vi khuẩn và virus gây bệnh. Do đó, trẻ sẽ dễ bị nhiễm trùng hơn và khi mắc nhiễm trùng sẽ lâu khỏi bệnh hơn.
- Sưng tấy: Các tế bào bạch cầu cũng có thể tập trung ở hạch bạch huyết, gây ra hiện tượng sưng tấy ở dưới cánh tay, cổ hoặc bẹn, bụng, ngực.
- Đau xương khớp: Tế bào máu trắng sinh sôi với tốc độ nhanh chóng, lấn át các tế bào máu khác, lâu ngày dẫn đến hiện tượng đau nhức xương khớp. Trong trường hợp nặng, trẻ còn bị đau lưng dưới, đi khập khiễng.
Điều trị bạch cầu ở trẻ em
Tin vui cho bệnh nhân bạch cầu là hiện nay đã có thể chữa dứt điểm căn bệnh này. Đặc biệt đối tượng mắc bạch cầu cấp tính, trẻ nhỏ có khả năng chữa khỏi cao hơn. Nếu không thể điều trị khỏi hoàn toàn thì người bệnh vẫn kiểm soát được bệnh bằng cách dùng thuốc. Tuy nhiên, nếu để bệnh phát triển đến giai đoạn mạn tính thì cách điều trị duy nhất là ghép tủy. Để có phương án điều trị bạch cầu phù hợp và an toàn nhất, người bệnh nên đến khám và tuân theo chỉ định dùng thuốc của bác sĩ. Bởi mỗi dạng bệnh bạch cầu lại có những loại thuốc đặc trị riêng và liều dùng khác nhau. Tự mua thuốc về uống và dừng thuốc giữa chừng sẽ rất nguy hiểm cho người bệnh.
Như vậy, tuy là một căn bệnh nguy hiểm đối với bệnh nhi nhưng bạch cầu vẫn có thể sớm phát hiện và điều trị dứt điểm. Trẻ em mắc bạch cầu không nên quá lo lắng và cần kiên trì sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Nguồn: caodangyduocpasteur.com.vn