Mặc dù thực phẩm bổ sung có lợi cho sức khỏe, nhưng trong một số trường hợp, việc sử dụng cho trẻ có thể không cần thiết và không đảm bảo an toàn. Sau đây là 5 điều phụ huynh cần cân nhắc trước khi quyết định cho trẻ dùng thực phẩm bổ sung.
1. Có nên cho trẻ sử dụng thực phẩm bổ sung?
Thực phẩm bổ sung là những sản phẩm được thiết kế để hỗ trợ sức khỏe, bổ sung vitamin và khoáng chất cho những nhóm đối tượng cụ thể, chứ không phải dùng để điều trị bệnh.
Theo các chuyên gia, nếu trẻ ăn đủ 3 bữa mỗi ngày với chế độ dinh dưỡng cân đối, không cần thiết phải bổ sung thêm thực phẩm. Tuy nhiên, trong trường hợp trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng do chế độ ăn không hợp lý, hoặc khi đang ốm, cha mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để điều chỉnh chế độ ăn phù hợp với tình trạng sức khỏe của trẻ.
2. Nguy cơ tiềm ẩn khi cho trẻ sử dụng thực phẩm bổ sung
Trước khi quyết định sử dụng thực phẩm bổ sung cho trẻ, phụ huynh cần lưu ý những nguy cơ sau. Bác sĩ, giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược TPHCM chia sẻ:
2.1 Thực phẩm bổ sung không được kiểm soát như thuốc
Thực phẩm bổ sung không chịu sự quản lý nghiêm ngặt như thuốc. Các quy định sản xuất thực phẩm bổ sung thường ít chặt chẽ hơn, điều này có thể dẫn đến việc thiếu kiểm chứng đầy đủ về tính an toàn và hiệu quả, đặc biệt là đối với trẻ em, khi ít thử nghiệm được thực hiện cho nhóm tuổi này.
2.2 Nhãn mác không chính xác
Một số sản phẩm thực phẩm bổ sung có thể chứa các thành phần không được ghi trên nhãn hoặc có lượng thành phần vượt mức ghi nhận. Ví dụ, một số sản phẩm có thể chứa chất không có trong danh sách thành phần hoặc bị nhiễm bẩn trong quá trình sản xuất.
2.3 Nguy cơ dùng quá liều
Một rủi ro phổ biến khi sử dụng thực phẩm bổ sung là trẻ có thể hấp thụ quá nhiều vitamin. Các sản phẩm như ngũ cốc ăn sáng được tăng cường với vitamin và khoáng chất, khi kết hợp với thực phẩm bổ sung, có thể dẫn đến nguy cơ quá liều, gây độc hại và làm gián đoạn quá trình hấp thụ dinh dưỡng.
2.4 Tương tác thuốc và nguy cơ tiềm ẩn
Khi trẻ đang dùng thuốc điều trị bệnh, việc sử dụng thực phẩm bổ sung có thể gây tương tác không mong muốn, dẫn đến tác dụng phụ. Dược sĩ Cao đẳng Dược chia sẻ: ví dụ, vitamin C thường được dùng để tăng cường sức đề kháng, nhưng nếu trẻ đang dùng kháng sinh nhóm betalactam, việc kết hợp với vitamin C có thể làm giảm hiệu quả của thuốc. Do đó, nếu muốn sử dụng thực phẩm bổ sung, phụ huynh cần thông báo cho bác sĩ để tránh tương tác với thuốc.
2.5 Thực phẩm bổ sung không thể thay thế chế độ ăn lành mạnh
Mặc dù thực phẩm bổ sung có thể hỗ trợ dinh dưỡng, nhưng chúng không thể thay thế chế độ ăn uống cân đối và đầy đủ. Nguồn dinh dưỡng tốt nhất vẫn là từ thực phẩm tự nhiên. Để bảo vệ sức khỏe của trẻ, cần khuyến khích chế độ ăn uống đa dạng, bao gồm rau, trái cây, các loại hạt, đậu, sữa, cá, trứng, và hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ và đường.
Nếu cần bổ sung vitamin hoặc khoáng chất, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa hoặc bác sĩ dinh dưỡng để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Nguồn: Tin y tế – Trường Cao đẳng Y dược Pasteur