Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Các cấp độ của bệnh bỏng và cách chữa trị

Bỏng là một trong tai nạn sinh hoạt thường gặp, bỏng có thể do nhiều nguyên nhân như: Bỏng nước sôi, bỏng hơi, bỏng chạm phải vật nóng, bỏng hóa chất, bỏng điện…

Những thông tin cần biết về bỏng

Các cấp độ của bệnh bỏng

Bỏng thông thường được biết đến với thương tổn dạng đỏ rát hay vết phồng. Tuy nhiên cách phân loại theo mức độ vết bỏng để định hướng cho điều trị thì không nhiều người biết.Bỏng được phân loại theo độ sâu, theo bề rộng kèm theo đó là các tổn thương phối hợp và các bệnh lý đi kèm.

Theo độ sâu của tổn thương bỏng được chia thành 4 độ.Có ba loại bỏng chính: cấp độ 1, cấp độ 2, cấp độ 3 và cấp độ 4. Mỗi cấp độ được dựa trên mức độ nghiêm trọng của tổn thương trên da, với mức độ đầu tiên là mức độ nhẹ nhất và mức độ thứ tư là nghiêm trọng nhất. Các dấu hiệu cơ bản nhất đó là:

Bỏng độ 1: Tổn thương giới hạn ở lớp biểu bì, vùng da đỏ, khô, không có phồng rộp da, đau nhiều.

Bỏng độ 2: Tổn thương qua lớp biểu bì tối lớp sâu hơn của da ( lớp tổ chức liên kết), vùng da đỏ và bị phồng rộp lên, đau nhiều

Bỏng độ 3: Tổn thương sâu qua cả lớp biểu bì, lớp hạ bì, tổn thương dày cứng, màu trắng hoặc nâu có khi khô và giống như than cháy. Vết bỏng mất cảm giác đau do tổn thương các dây thần kinh tại chỗ.

Bỏng độ 4: Tổn thương qua da, mỡ dưới da tới cơ xương, do vậy bỏng độ 4 với tổn thương khô cứng như than cháy và cũng mất cảm giác.

Cần làm gì khi bị bỏng?

Xử trí bỏng theo cấp độ đúng cách

Bỏng độ 1 và độ 2 được xếp vào dạng bỏng nhẹ, có thể điều trị tại nhà theo hướng dẫn sau đây:

Nói về vấn đề này giảng viên Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y dược Pasteur cũng đưa ra lưu ý sau: Bạn không nên sử dụng nước đá làm mát vết bỏng, vì điều này có thể làm vết thương tồi tệ hơn, không nên để những vật như quả bóng bông vào vết bỏng vì các sợi nhỏ có thể dính vào vết thương và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Ngoài ra, bạn cần tránh các biện pháp khắc phục tại nhà như bơ và trứng vì những biện pháp này không được chứng minh là có hiệu quả.

Với những mụn nước của bỏng độ 2 cần được chăm sóc đúng cách không nên tự ý chọc vỡ vết phỏng, do tính chất mỏng manh của những vết thương này, bạn cần giữ cho khu vực sạch sẽ và băng bó đúng cách. Bỏng độ 2 thông thương 2-3 tuần sẽ lành và không để lại sẹo. Tuy nhiên, nếu như các mụn nước càng nhiều và trong tình trạng xấu, vết bỏng sẽ càng lâu lành. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, bạn cần ghép da. Ghép da sẽ lấy từ làn da khỏe mạnh từ một khu vực khác của cơ thể bạn.

Bỏng độ 3 và độ 4 gây ra nhiều thiệt hại, kéo dài qua các lớp da. Có một quan niệm sai lầm rằng bỏng độ ba là đau đớn nhất. Tuy nhiên, với loại bỏng này, tổn thương lan rộng đến mức có thể không có bất kỳ đau đớn nào do bỏng sâu làm tổn thương thần kinh tại chỗ nên bệnh nhân mất cảm giác vùng bỏng. Với bỏng độ nay người bệnh cần điều trị tại cơ sở y tế với các kỹ thuật chăm sóc, ghép da, điều trị nhiễm khuẩn… Không có mốc thời gian cụ thể nào để chữa lành cho bỏng độ ba. Nếu không được chăm sóc và điều trị đúng bỏng có thể lâu lành, nhiễm khuẩn hoặc lành dưới dạng sẹo xấu, sẹo co rút.

Nguồn: caodangyduocpasteur.com.vn